Hoàn cảnh ra đời và phát triển của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á – ASEAN
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
Hoàn cảnh ra đời và phát triển của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
>> Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN ? Nội dung hiệp ước Bali (1976)
1.Hoàn cảnh thành lập: - Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn .- Các nước cần liên kết , hỗ trợ nhau để cùng phát triển .- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài .- Mỹ đang sa lấy trong chiến tranh Đông Dương . - Nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ở nhiều nới . Sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu - Thúc đẩy các nước Đông Nam Á liên kết với nhau .- Tháng 8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).- Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).2. Mục tiêu :- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên .- Trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực .- ASEAN là 1 tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế của khu vực .
3. Hoạt động:- Giai đoạn đầu , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế .- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).* Nguyên tắc hoạt động (theo nội dung của Hiệp ước Bali): + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương, - Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. - Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.- Từ 1999 ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế , xây dựng thành khu vực hoà bình , ổn định cùng phát triển .- Tháng 11 -2007 ký Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng tổ chức này thành một cộng đồng vữnh mạnh. - Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).
3.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.a.Cơ hội:-Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.b.Thách thức.-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.c.Thái độ. Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-kĩ thuật.
Tags:
Lịch sử 12
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét