Điểm thi học kỳ 2 môn Lịch Sử 12

06:11 |
1/ ĐIỂM THI HỌC KỲ 2 MÔN LỊCH SỬ 12
Read more…

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

23:00 |
Dự kiến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được công bố rộng rãi vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 để lấy ý kiến dư luận trước khi ban hành.
Dự kiến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được công bố rộng rãi vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 để lấy ý kiến dư luận trước khi ban hành.

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông,

Các môn học bắt buộc ở cấp tiểu học gồm:

Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Ở cấp Trung học cơ sở, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10 bao gồm các môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn: Ngoại ngữ 2.

Lớp 11 và lớp 12, các môn học chung (bắt buộc) bao gồm: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học định hướng nghề nghiệp (tự chọn bắt buộc): Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc.

Học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn học trong các môn nói trên phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Ngoài ra, dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng đề cập tới định hướng xây dựng các chương trình môn học; phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập; điều kiện thực hiện chương trình phổ thông và phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

Đặc biệt, nội dung sách giáo khoa và chương trình mới sẽ đề cập nhiều hơn tới vấn đề giáo dục giới tính.

Theo đó, các bài học giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ mình trước vấn đề xâm hại sẽ có trong các môn như Khoa học đời sống, Kiến thức pháp luật, Sinh học ở các cấp học.
Read more…

5 điều này mới có thể quyết định cuộc đời sang hèn của chúng ta

02:27 |
Thầy phong thủy sẽ bày cách cho bạn làm thế nào để đất đai, nhà ở... có thế phong thủy tốt nhưng họ sẽ không nói với bạn 5 điều thực sự cần thiết dưới đây để có cuộc sống đủ đầy.

Con người nếu có phúc phận, sống tại nơi có phong thủy dù xấu rồi cũng sẽ chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.

Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào phúc phận của con người. Và để có phúc phận, con người cần phải tu thân, dưỡng đức.

Theo quan điểm của nhà phật, vạn vật trên đời đều có linh tính, vậy nên con người cần phải tôn kính Trời đất, ngày tháng, núi sông, cỏ cây, vạn vật… Chúng ta tôn kính chúng, chúng sẽ giúp ta thành công, dù ở bất cứ nơi nào.

Từ quan điểm này, dưới đây là 5 việc mà con người có thể làm và nên làm để giúp cuộc sống trở nên viên mãn, đủ đầy.

Hiếu thuận với người sinh thành là nguyên tắc cơ bản để thay đổi vận mệnh đời người theo hướng tốt đẹp.

Thứ nhất: Không sát sinh

Mảnh đất có thế phong thủy tốt là mảnh đất mà ở đó, sinh khí vượng nhất. Sát sinh sẽ khiến các sinh linh sợ hãi, tìm cách tránh. Bạn hãy thử nghĩ xem nơi nào không có sinh linh? Đó chính là sa mạc.

Trên sa mạc khô cằn, hầu như chẳng có thứ gì có thể sinh sống, vậy làm sao nó có thể mang đến vinh hoa phú quý, niềm vui, an khang cho chúng ta?

Thứ hai: Không nói xấu người khác

Ngay cả người thân trong nhà, chúng ta cũng không nên nói xấu. Bởi lẽ một khi vạn vật đều có sinh linh, nghĩa là chúng có thể nghe chúng ta nói. Khi ta nói xấu ai đó, không phải là một hay hai người có thể nghe mà vạn vật đều sẽ biết và chúng không phục ta.

Giống như một vị tướng, nếu không được quân sĩ phục tùng, vị tướng đó hẳn sẽ không trấn áp được quân, lòng quân ắt sẽ loạn. Khi họ theo bạn lâu, họ sẽ học bạn những điều đó và trở nên giống bạn. Đây chính là lý do vì sao tục ngữ vẫn nói: "Vạn vật đều mang hình tượng của người chủ".

Vì điều này mà nhiều thầy tướng chỉ cần nhìn qua đồ của người khác là biết ngay đó là người thế nào. Những đồ vật này tự nó đã nói lên tính cách, con người của chủ nhân.

Thứ ba: Hiếu thuận với bố mẹ

Tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương trẻ nhỏ, đó là truyền thống của người Á Đông. Hiếu thuận với bố mẹ, không hỗn hào với bậc sinh thành cũng là một nguyên tắc cơ bản có thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh một con người.

Hiếu thuận với người sinh thành là nguyên tắc cơ bản để thay đổi vận mệnh đời người theo hướng tốt đẹp.

Thứ tư: Tự đặt mình ở vị trí thấp nhất

Biển cả vì ở nơi thấp nhất mà trở thành nơi quy tụ của trăm sông. Vì thế mỗi chúng ta nếu tự đặt bản thân ở vị trí thấp nhất, trí tuệ, phúc đức của vạn vật sẽ đổ về hội tụ.

Thông qua cách nói chuyện, làm việc của một con người là đã có thể thấy được phúc phận của người đó. Những người ăn nói hòa nhã, biết nghĩ cho người khác, thường xuyên giúp đỡ người khác, vận khí trong người sẽ tự nhiên mà hanh thông.

Hãy bao dung với khuyết điểm của người khác, để bản thân có thể nâng đỡ vạn vật. Làm được việc đó, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng, cuộc sống vì thế mà trở nên thanh thản, phú quý tự tại.

Hãy khiêm nhường, đặt bản thân ở vị trí thấp nhất, nghĩ cho người khác, chúng ta sẽ hội tụ được phúc đức và trí tuệ cho bản thân.

Thứ năm: Đức hạnh không đủ, tất có tai ương

Chúng sinh phúc mỏng, cũng bởi sự tôn trọng, cung kính dành cho nhau ngày một ít. Bạn kính trọng ai, tôn trọng cái gì, người đó, vật đó sẽ sẵn lòng bao bọc lấy bạn, giúp đỡ bạn.

Người xưa có thể bắt mạch để phán đoán phúc lộc của một con người. Điều này là có cơ sở và là một thực tế không thể phủ nhận.

Sở dĩ người xưa làm được như vậy là bởi tất cả những sự vật bên cạnh một con người chính là tâm tướng của người đó được phóng đại ra bên ngoài. Quan sát tỉ mỉ và cẩn thận những thứ này, có thể nhìn ra được con người của người đó.

Của cải, tài sản chỉ có thể dùng đức dày mà duy trì, nếu ngược lại, có khi của cải sẽ trở thành tai họa. Lấy một ví dụ dễ hiểu, có người sở hữu tài sản vài trăm tỷ đồng cũng không sợ hãi, có người sở hữu vài tỷ đồng đã lo lắng sợ hãi, sợ rằng sẽ bị người khác trộm, cướp mất…

Nếu là người không có đức, vài tỷ đồng rồi cũng sẽ bị phung phí hết vào những thói chơi bời trác táng, cuối cùng lại tự hại bản thân, tâm hồn, sức khỏe đều trở nên tàn tạ. Đây chính là đạo lý không dùng đức dày mà duy trì sự giàu có thì sẽ gặp phải tai ương.
Read more…

Dù hoàn cảnh tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ không có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn ngay từ bây giờ!

20:32 |
Mặc dù khiếm khuyết đôi tay, nhưng người đàn ông này vẫn có thể tự chế tạo ôtô đồ chơi trẻ em đem bán để kiếm tiền mưu sinh.

Đoạn clip kể câu chuyện ấm áp, đầy cảm động về nghị lực phi thường, khát vọng sống mãnh liệt của người đàn ông bị cụt cả hai tay này đã nhận được gần 5 triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Được biết, người đàn ông có tên là Geraldo Pereira bẩm sinh không tay này mang quốc tịch Brazil, năm nay 47 tuỏi. Đoạn video về người đàn ông nghị lực này được trang New York Post giới thiệu đến với công chúng.

Dù bị khuyết tật đôi tay bẩm sinh nhưng vẫn tự chế ra những chiếc ôtô đồ chơi đẹp mắt. Ông di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác ở Brazil và bán đồ chơi do mình làm ra. Việc làm này khiến ông nổi tiếng khắp đất nước của những điệu nhảy Samba.

Đặc biệt, xem hết đọan clip, nhiều người đã mỉm cười xúc động khi chứng kiến cảnh Geraldo Pereira bưng ly cafe trên tay và nhâm nhi một cách vui vẻ, thư thái trong phút giải lao. Câu chuyện của ông truyền cảm hứng cho mọi người về nghị lực vượt qua khó khăn.

Nickname Phương Nguyễn bình luận: "Người ta khuyết tật mà còn có ý chí, nghị lực vậy, mà nhiều thanh niên trai tráng đủ chân tay hẳn hoi lại đi trộm cắp của người khác.

Tàn nhưng không phế là đây!

Thật đáng khâm phục tài năng và ý chí của bác, mong bác có thật nhiều sức khỏe để làm việc, và đặc biệt xin gửi đến những người luôn kêu ca, than vãn về cuộc đời mình thì hãy nhìn tấm gương của bác để học tập và kiên cường hơn nhé!"

Dù hoàn cảnh tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ không có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn ngay từ bây giờ!

Dù hoàn cảnh tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ không có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn ngay từ bây giờ!

Với hình hài không hoàn hảo, nhưng Geraldo Pereira vẫn tỏa sáng theo một cách kì diệu, vẻ đẹp đích thực của con người ấy khiến chúng ta phải nhìn lại chính mình.

Tạo hóa đã không cho người đàn ông này một cơ thể hoàn thiện như bao người khác, thế nhưng đã cho anh một đôi chân kì diệu, giúp anh có thể tự chăm sóc bản thân một cách bình thường như mọi người.

Chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Không những vậy, người đàn ông này đã vượt lên tất cả những khó khăn trong cuộc sống để kiếm tiền và đi lên bằng chính sức mạnh, nghị lực của mình.

Người làm cha mẹ nào cũng mong con mình sinh ra được khỏe mạnh, đầy đủ tay chân, không bị khiếm khuyết hay dị tật gì. Thế nhưng cuộc đời vốn dĩ rất trớ trêu.

Đôi khi sự đấu tranh luôn cần phải có trong cuộc sống. Nếu cuộc sống trôi qua suôn sẻ, chúng ta sẽ không có được bản lĩnh như chúng ta cần phải có. Cuộc sống thật công bằng, không phải vô cớ mà mọi điều xảy đến với ta.

Nếu bạn cũng giống như bao người bình thường khác trên thế giới này, vậy là bạn đã may mắn hơn người đàn ông này rất nhiều.

Tuy nhiên, sống trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh. Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã.

Còn nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách. Trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người. Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc.

Chẳng khi nào họ chịu khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại của mình cho cái "số xấu" như nhiều kẻ vẫn làm.
Read more…

Bí quyết hạn chế tạo khẩu nghiệp

20:09 |
Mặt trái của mạng xã hội ở Việt Nam đang phá hỏng tâm tính lành thiện của con người, đặc biệt là giới trẻ. Việc ai cũng có thể chửi rủa, phán xét một cách tàn nhẫn, hùa theo, không suy nghĩ và thiếu bao dung, đã làm khẩu nghiệp của chúng ta nặng thêm.

Khẩu nghiệp từ đâu ra?

Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.

Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc.

Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác sẽ tạo nghiệp không lành và có thể sinh về cõi atula (hiểu nôm na, cõi này chỉ biết sân hờn giận, đánh nhau chứ chẳng làm gì ngoài những trạng thái đó).

Nếu chúng ta tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt thì tạo nghiệp ác và sinh về cõi dữ là ngạ quỷ. Nếu chúng ta cướp bóc, giết người, ngày đêm làm những việc xấu thì tạo nghiệp rất ác và sẽ sinh về địa ngục.

Trừ những người vô minh quá, còn lại đa phần tin vào luật nhân quả, tin rằng sống tốt được may mắn, sống ác bị gặp nhiều chuyện xấu.

Gieo nhân nào gặt quả đó. Quả chẳng trổ ngày nay thì ngày mai, không kiếp này thì kiếp tới. Nhân quả thật rõ. Nghiệp là luôn đúng.

Tuy nhiên vẫn có những người nghĩ rằng nghiệp chỉ do các hành động của mình gây ra mà không biết rằng nghiệp là do cả 3: thân, khẩu, ý tức do các hành động việc làm cũng như do lời nói và các suy nghĩ.

Ở đây tôi chỉ bàn về khẩu nghiệp, tức các nghiệp do lời nói sinh ra.

Cẩn thận, nói đúng, nói trúng thời điểm

Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra. Bất cứ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này.

Khẩu nghiệp lành từ các lời nói tạo ra những kết quả tốt lành, làm lợi cho chính người đó và những người liên quan.

Khẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan. Khẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.

Nếu chúng ta biết ái ngữ, tức nói lời hay, ý đẹp thì chính mình và những người xung quanh được hưởng.

Người có trí tuệ, có hiểu biết đúng đắn về khẩu nghiệp thường rất cẩn thận khi nói. Họ biết cách nói đúng, nói trúng, cả về nội dung lẫn thời điểm.

Người có trí tuệ biết cách nói để không làm phiền lòng người nghe. Khi thấy một người trong cơ quan hay trong gia đình, nhóm bạn đang làm một việc sai trái họ cũng tìm cách nói khéo léo và nói vào thời điểm hợp lý.

Người có trí tuệ hiểu rõ khẩu nghiệp nên chỉ sử dụng lời nói khi cần thiết, nói để đạt được kết quả mà mình mong muốn mà không làm tổn thương đến người nghe.

Người có trí tuệ thường nói với tâm Phật, tức dùng từ bi hỷ xả để nói. Trước khi nói, thậm chí họ ngồi cho lắng lòng, cho tâm thanh tịnh rồi mới nói.

Bí quyết để không tạo khẩu nghiệp

Chúng ta có thể thực tập 1 cách làm rất đơn giản là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ bớt đi những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.

Người có trí biết rõ nếu lời mà mình chuẩn bị nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thì thường không nói hoặc chưa nói.

Bởi nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.

Ai cũng muốn nghe những lời hay tiếng đẹp. Ta cũng vậy. Cớ gì ta nói những lời không dễ thương.

Tôi hay tự nghĩ: liệu người nghe có muốn nghe những lời mình nói không. Nếu câu trả lời rằng không thì thường là tôi cố gắng không nói.

Nói ra mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu lôi ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi với khổ đau triền miên.

Đức Phật có dạy, trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt.

Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói.

Người có trí tuệ thường nhớ đến 4 khẩu nghiệp xấu nêu trên để tránh.

Vì vậy, người có trí tuệ thực tập chỉ nói sự thật, không bịa chuyện. Họ cũng tập nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe.

Họ không nói lưỡi hai chiều, ngồi đây nói trắng đến chỗ khác lại nói đen. Họ thực tập không bịa chuyện, không thêu dệt câu chuyện, không nói sai sự thật. Họ thường không nói những gì mà mình không biết chắc chắn là có thật.
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương do lời nói gây ra.

Bệnh từ miệng, họa từ miệng

Tôi vẫn nhớ những câu nói ông nội dạy từ xưa. Đại loại rằng, người trên đời này búa để trong miệng, con người giết nhau là do lời nói ác.

Ông tôi cũng dạy rằng bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói bậy bạ mà ra.

Ông dạy tiếp rằng mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê, sẽ dẫn đến tranh đấu, tranh cãi sinh ra lắm chuyện, thậm chí hậu quả nghiêm trọng.

Ông nói chữ nôm, chữ hán nhưng tôi chỉ nhớ nội dung. Nhờ ông nội dạy từ nhỏ nên tôi luôn lưu ý mỗi lời nói của mình. Tránh tối đa khẩu nghiệp ác.

Lớn lên tôi học Phật, học chánh pháp. Và tôi phát hiện ra rằng ngoài 4 khẩu nghiệp nêu trên, chúng ta còn cần lưu ý thêm các nghiệp khác từ miệng như ăn uống lãng phí, ăn uống cầu kỳ, quá đòi hỏi trong ăn uống.

Tôi cũng lưu ý mình khi phê bình người khác, khi chê bai người khác, khi khen người khác. Tôi học được và luôn nhắc mình thực tập không rêu rao lỗi của mọi người, nếu thấy lỗi thì khuyên bảo và nhắc nhở.

4 hạng người nên tránh

Trong kinh, Đưc Phật dạy, có 4 hạng người chúng ta nên tránh trở thành. Đó là những kẻ hay nói lỗi người khác, những kẻ hay nói chuyện mê tín, tà kiến, những kẻ miệng nói ra những lời tốt nhưng tâm lại xấu, những kẻ làm ít kể nhiều. Tôi luôn nhắc mình mỗi ngày.

Người có trí thường ăn uống tiết kiệm. Vậy nên để giữ khẩu nghiệp, tôi thường nhắc mình cùng các bạn bè và người thân ăn bao nhiêu gọi bấy nhiêu thức ăn, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không để thừa.

Dù có giàu đến cỡ nào nhưng nếu không tiết kiệm, tiền của cũng hết. Hơn thế nữa chúng ta cần hiểu rằng tài sản và của cải của kiếp này là do nghiệp lành, do phước đức từ kiếp trước để lại.

Nếu ta chỉ biết tiêu mà không biết kiếm tức tạo các nghiệp lành thì kho của kia chẳng mấy sẽ hết.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy rằng, dù nói hàng ngàn lời nhưng không gì lợi ích, tốt hơn hãy nói một câu có nghĩa, nghe xong được tịnh lạc (Pháp cú số 100).

Hoặc không phải vì nói nhiều mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ thật đáng gọi bậc trí (Pháp cú 258).

Hoặc không phải vì nói nhiều là thọ trì chánh pháp, người nghe ít diệu pháp nhưng trực nhận viên dung, chánh pháp không buông lung là thọ trì Phật Pháp (Pháp cú số 259).
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương do lời nói gây ra.

Tốt nhất là lưỡi, xấu nhất cũng là lưỡi

Nếu chúng có học Phật, biết nghiên cứu và thực hành những lời Phật dạy thì thật là tuyệt vời. Từ hiểu biết đúng đắn, ta áp dụng và cuộc sống và có kết quả ngay tức khắc, ta nhận được lợi lạc đầu tiên.

Viết đến đây tôi nhớ lại câu chuyện bố tôi kể nhiều lần. Chuyện rằng ông phú hộ kia yêu cầu cho giết lợn và chọn phần quí nhất của con lợn để nấu món ăn cho ông ta.

Đầu bếp mang lên cho ông một món ăn với phần quý nhất của con lợn là cái lưỡi. Khi được hỏi tại sao thì người đầu bếp trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất.

Nhờ cái lưỡi mà con người được nghe những lời êm dịu, nhẹ nhàng, yêu thương và hạnh phúc. Cái lưỡi cũng nói ra nhiều ý tưởng hay, nhiều dự án lớn, nhiều kế hoạch ích nước lợi dân. Nhờ cái lưỡi mà có khi cả xã hội được hưởng lợi.

Một lần khác ông phú hộ lại yêu cầu giết lợn và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn.

Đầu bếp mang lên cho ông ta món ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi lợn. Người đầu bếp giải thích rằng có nhiều lời nói giết chết mạng sống, có những lời nói xấu xa, tàn nhẫn làm tan nát gia đình, làm hủy hoại cả chế độ.

Chuyện bố kể làm tôi ngẫm sâu lắm. Khẩu nghiệp quả thật là rất lớn. Tôi luôn nhắc mình quan tâm khẩu nghiệp để có hành xử đúng, để có cuộc sống thiện lành trong kiếp này và các kiếp mai sau.

Sự thay đổi của người học trò đau khổ

Tôi nhớ rằng, tại các khóa thiền, chúng tôi hay thực tập thiền ca, tức thiền hát. Chúng tôi hát những bài hát rất có ý nghĩa để nhắc mình thực hành mỗi ngày.

Tôi rất thích bài hát sau:

"Lời qua (mà) tiếng lại

Giải quyết chi đâu

Sao không dừng lại?

Kẻo hố thêm sâu

Lời qua (mà) tiếng lại

Đưa ta tới đâu

Sao không dừng lại?

Thở nhẹ và sâu

Lời qua (mà) tiếng lại

Đưa ta tới đâu

Sao không thở nhẹ?

Mỉm cười nhìn nhau."

Khi giận nhau chỉ cần hát bài này. Khi khó chịu, mâu thuẫn bức xúc, chỉ cần hát vào câu. Là tất cả êm xuôi.

Mong muốn của tôi rằng chúng ta nhắc nhau sống bình an thư giãn. Tôi hay nhắn tin cũng như viết trên facebook những câu dễ thương để mọi người đọc là có thể mỉm cười.

Tôi cũng nhắc bạn bè, người thân, đồng nghiệp và học trò "mỉm cười 10 giây" mỗi ngày. Lời khen ngợi, cám ơn, xin lỗi là những thứ tôi muốn mọi người cùng mình thực tập.

Tôi có một người học trò luôn đau khổ, chán chường, thất vọng, đầy tư duy tiêu cực. Tôi hướng dẫn em sống chánh niệm và ái ngữ. Tôi nhắc em mỗi ngày mỉm cười và nói lời hay, ý đẹp.

Chỉ vài tháng sau Tuấn có khuôn mặt tươi tắn, hạnh phúc. Mặt em trở nên sáng sủa và dễ thương. Sự cau có, cằn nhằn biến mất.

Tuấn tự nhiên được rất nhiều người yêu quý. Em thấy đời sống bây giờ khác xa trước. Tuấn như được đổi đời. Tu khẩu đổi hình là câu chuyện có thật của Tuấn.

Mong bạn cùng tôi thực hành ái ngữ và tu khẩu nghiệp thật tốt mỗi ngày nhé!
Read more…

Có nên lãng phí thời gian học Đại học không?

19:37 |
Sinh viên hỏi Giáo sư John Vũ: “Em muốn trở thành nhà khởi nghiệp và bắt đầu công ty của em thay vì phí hoài thời gian ở đại học. Em cần lời khuyên của thầy".

Một sinh viên viết cho tôi: “Em muốn trở thành nhà khởi nghiệp và bắt đầu công ty của em thay vì phí hoài thời gian ở đại học. Em cần lời khuyên của thầy.

Tôi trả lời em này rằng, khởi nghiệp là một cuộc hành trình yêu cầu nhiều nỗ lực, cam kết và quyết tâm.

Em không nên quyết định trở thành nhà khởi nghiệp vì mệt mỏi với trường; em không nên quyết định trở thành nhà khởi nghiệp vì em cần việc làm, hay em muốn kiếm được nhiều tiền.

Thực tế, hiện nay, rất nhiều sinh viên tin rằng nếu họ có ý tưởng, họ có thể bắt đầu công ty và làm ra tiền.
Sinh viên hỏi Giáo sư John Vũ: “Em muốn trở thành nhà khởi nghiệp và bắt đầu công ty của em thay vì phí hoài thời gian ở đại học. Em cần lời khuyên của thầy".
Giới trẻ nên học đại học hay là đi khởi nghiệp?(Ảnh lấy từ trang cá nhân của Giáo sư John Vũ)

Đừng tin theo những ý tưởng vu vơ, mơ hồ đó. Bởi có ý tưởng chỉ là bắt đầu nhưng không đủ mà đòi hỏi các em phải tạo ra sản phẩm dựa trên công nghệ nào đó để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vì em không nói cho tôi về giáo dục của em, tôi khó cho em lời khuyên thích hợp.

Em có là sinh viên trong khu vực công nghệ như các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) không?

Em có đủ đào tạo về khởi nghiệp để nhận ra mục đích của em không?

Em có ý tưởng gì về khởi nghiệp hay nó là cái gì mơ hồ mà em vẫn còn suy nghĩ?

Em lập công ty khởi nghiệp để giải quyết vấn đề gì?

Làm sao em biết rằng em có thể giải quyết được nó?

Em có kĩ năng nào và em có thể làm được gì?

Em cần trả lời những câu hỏi này một cách trung thực, nếu không em sẽ không đi xa được.

Và em tin công ty khởi nghiệp của em sẽ tạo ra giá trị gì trong năm hay mười năm nữa?

Em có một ý tưởng hay nhiều ý tưởng khác nhau vào lúc này?

Em dự định thành lập một doanh nghiệp nhỏ hay tăng trưởng nó lớn hơn?

Em dự định khởi nghiệp cho mình em hay với nhiều người khác?

Bao nhiêu người? Làm sao em trả lương cho họ?

Làm sao em quản lí được công ty của em?

Em có kĩ năng quản lí không?

Em biết gì về kế toán hay tài chính không?

Làm sao em theo theo dõi được tiến bộ?

Làm sao em đo được hiệu năng của công ty?

Nếu em không trả lời những câu hỏi này, em khó có thể thành lập công ty khởi nghiệp và thành công.

Nếu khởi nghiệp, liệu em có khách hàng không?

Họ có cần điều em làm không?

Em có thể có bao nhiêu khách hàng?

Thị trường có đủ lớn không, và tăng trưởng đủ nhanh không?

Chướng ngại của em vào lúc này là gì?

Em dự đoán sẽ có thể kiếm được bao nhiêu tiền?

Em có đủ tiền để bắt đầu công ti và có thể kéo dài ít nhất vài tháng tới vài năm không?

Tiền đó tới từ đâu?

Em vay từ bạn bè hay gia đình? Em phải cẩn thận vì nếu nó không phải là tiền của em, em phải có trách nhiệm trả lại nó.

Em có biết chi phí vận hành công ty khởi nghiệp hết bao nhiêu không?

Em dự đoán lợi nhuận bao nhiêu trong năm thứ nhất?

Khi nào em nghĩ sẽ làm ra tiền?

Em cần nghĩ về những câu hỏi này và cố gắng trả lời, nếu không em sẽ không thành công.

Bắt đầu một công ty khởi nghiệp không đơn giản như nhiều người nghĩ. Khởi nghiệp là điều nhiều người thích nói những ít ai có thể làm được.

Nó khó và yêu cầu nhiều đào tạo, những kĩ năng đặc biệt, một số không hề được dạy ở trường.

Các bạn trẻ muốn khởi nghiệp phải biết cách lập kế hoạch cẩn thận để vượt qua các khó khăn, học từ nhiều thất bại, rút tỉa nhiều kinh nghiệm và quyết tâm thành công.

Chắc chắn, giới trẻ không thể để cho tình cảm hay ước mơ dẫn tới ảo tưởng bằng việc nhảy vào cái gì đó mà bản thân các em không biết rõ.

Bởi bắt đầu một công ty khởi nghiệp là việc nghiêm chỉnh, các em không thể bắt đầu chỉ với ước muốn mà phải chuẩn bị căn bản công nghệ vững chắc vì đây là cuộc hành trình khó khăn lâu dài.

Do vậy, theo tôi, để hoàn thành việc học trước và phát triển những kĩ năng cần thiết, cả hai kỹ năng công nghệ và kỹ năng doanh nghiệp, các em còn trẻ cho nên các em có thể đợi cho tới khi sẵn sàng.
Giáo sư John Vũ
Read more…

Sống trên đời, làm gì cũng cần để lại cho bản thân một lối thoát

02:21 |
Bước vào một nhà hàng sang trọng, lão nông lập tức bị cô phục vụ xinh xắn đuổi thẳng. Nhưng những gì diễn ra vào sáng hôm sau có lẽ đã khiến cô gái đó cả đời không dám quên.

Cổ nhân có câu: "Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" – câu này có nghĩa là: Chúng ta không thể nhìn vào tướng mạo bên ngoài của một con người để đánh giá tài đức của người đó, giống như nước biển không thể đi dùng những cái đấu để đong đo.

Có một câu chuyện thú vị như thế này. Bạn đọc hãy cùng đọc và ngẫm xem câu nói của người xưa đúng đến mức nào.

Lý Kim Lan là một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng sang trọng. Chưa tính đến tiền bo của khách, thu nhập mỗi tháng của cô cũng đã hơn 1.000 USD.

Đến nhà hàng dùng bữa hầu hết đều là những người rất giàu có. Có những thời điểm, tiền thưởng có được từ những vị khách hào phóng lên đến cả trăm USD.

Bản thân Kim Lan rất tự hào vì được làm việc trong một nhà hàng cao cấp đến vậy. Cô cho rằng mình có năng lực, da trắng, ngoại hình đẹp, gương mặt thanh tú càng khiến cho nữ nhân viên này cảm thấy mình có ưu thế hơn người.

Một hôm, trong lúc làm việc, Kim Lan phải tiếp một người nông dân lớn tuổi, ăn mặc giản dị bước vào cửa hàng. Cô nhân viên lập tức tỏ thái độ coi thường.

Cho rằng người đàn ông lớn tuổi này có lẽ vừa từ nhà quê ra tỉnh, trên người chẳng có tiền, đừng nói đến tiền bo, sợ rằng tiền ăn thôi cũng không trả nổi.

Quả nhiên, người này cất tiếng nói: "Cho tôi một cốc nước lọc trước đi".

Lý Kim Lan liền trả lời rằng, ở đây không có nước lọc, chỉ có rượu và đồ uống, nếu không gọi món thì hãy mau đi đi.

"Ông chẳng thể gọi nổi món ở đây đâu, đừng lãng phí thời gian nữa, đi đi", giọng cô nhân viên phục vụ không chút nể tình.

Trước khi đứng dậy bỏ đi, người đàn ông cao tuổi tặng cho Kim Lan một câu: "Làm bất cứ việc gì đều cần phải để cho mình một đường lui. Đối xử với người cũng vậy, để sau này còn có cơ hội nhìn mặt nhau".
Làm bất cứ việc gì đều cần phải để cho mình một đường lui. Đối xử với người cũng vậy, để sau này còn có cơ hội nhìn mặt nhau

Vào buổi sáng ngày hôm sau, khi nhà hàng còn chưa có khách, giám đốc của nhà hàng liền cho gọi toàn thể nhân viên đến và nói: "Hôm nay, chúng ta sẽ đón chủ tịch hội đồng quản trị, hãy chuẩn bị thật kỹ nhé".

Nghe nói chủ tịch hội đồng quản trị sắp đến, Kim Lan lập tức lấy gương ra dặm lại má, chải chuốt thêm cho thật xinh và thầm nghĩ: "Chủ tịch đến, nhất định phải lưu lại ấn tượng đẹp nhất trong ông ấy, như vậy mới có thể thăng chức, tăng lương".

Không lâu sau, bên ngoài xuất hiện một chiếc ô tô sang trọng. Từ trên xe bước xuống, tiến thẳng vào cửa hàng là một người cứng tuổi, mặc đồ âu màu đen.

Tất cả các nhân viên đều cúi người, mỉm cười chào: "Hoan nghênh chủ tịch hội đồng quản trị". Người đàn ông cao tuổi gật đầu bước vào trong.

Sau khi mọi người đã ngồi vào vị trí, giám đốc nhà hàng cất lời: "Chúng ta có chủ tịch hội đồng quản trị mới đến nói chuyện với mọi người".

Tiếng vỗ tay vang lên. Chỉ có Kim Lam, khi ngước mắt nhìn thẳng vào vị nhân sự cấp cao mới, cô bất ngờ "chết điếng", tim đập loạn xạ vì tình huống "khôn lường" này. "Tại sao lại là ông ta?"

Trước mặt cô chính là ông lão nông dân nhà quê bị cô đuổi ra khỏi quán hôm trước.

Sau này, Kim Lan không bao giờ còn cơ hội quay lại nhà hàng đó nữa. Cô bị sa thải. Mặc dù vô cùng hối hận nhưng tất cả đều đã muộn. Trên thế giới này không có người bán thuốc hối hận để có thể giúp cô gái trẻ cứu vãn tình hình.

Đọc xong câu chuyện này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ tự tích lũy thêm một bài học cho bản thân: "Tuyệt đối không dựa vào diện mạo bên ngoài để đánh giá một con người".

Bài học từ câu chuyện của Khổng Tử

"Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" là trí tuệ của người xưa. Ngay cả Khổng Tử - một tượng đài lớn trong lịch sử Trung Quốc cũng đã từng mắc sai lầm và tự đúc rút ra bài học cho chính bản thân mình.

Trong cuốn "Hàn phi tử - hiển học" có ghi chép: Khổng Tử có 3000 đệ tử, trong đó có một người tên Đạm Đài Tử Vũ, tướng mạo khác người.

Vì lẽ đó, Khổng Tử nhận định người này tài năng đức hạnh cũng chẳng bằng ai. Thế nhưng ở cạnh nhau một thời gian, Khổng Từ đã thay đổi hẳn quan điểm, cách suy nghĩ ban đầu của mình.

Trong số các đệ tử của ông, có một người tên Tể Dư. Hồi đầu, vì ăn nói phi phàm, Khổng Tử cho rằng người này rất có trí tuệ. Tuy nhiên, về sau, ông lại phát hiện ra rằng trí tuệ và cách ăn nói của người này không tương khớp.

2 trải nghiệm đó khiến Khổng Tử thầm than rằng: "Nếu ta chỉ đơn thuần dùng bề ngoài mà phán đoán người khác tốt xấu, sẽ mắc sai lầm giống như trường hợp đánh giá sai người tài là Tử Vũ.

Nếu ta chỉ dựa vào cách ăn nói mà đánh giá năng lực, tài hoa của người khác, vậy sẽ phán đoán sai người như Tể Du."

theo Trí Thức Trẻ
Read more…

Chia Sẻ Bộ Ảnh Cosplay Đẹp Nhất Do Blog Sưu Tầm Phần 1

02:53 |
Như đã nói ở trên , Blog Ảnh Đẹp Full Hd xin gửi đến các bạn bộ ảnh cosplay sưu tầm và chọn lọc từ rất nhiều nguồn trên mạng  . Share mạng xã hội để ủng hộ blog, thank all





















































Read more…