Hướng dẫn thêm icon vào Menu WordPress đơn giản nhất

18:28 |
Bạn thấy những Website băng Wordpress khác có những icon ở những tiêu đề hay ở Menu/Widget những mà theme bạn không hổ trợ cho chèn những icon đó. Bạn lại là người không biết code cũng không phải chuyên Wordppress nên chèn icon vào Wordpress là một vấn đề nan giải. Bài hôm nay Chiến Lược Mới xin chia sẽ đến các bạn cách chèn icon vào menu, widget cho wordpress đơn giản nhất mà ai cũng làm được.
Thêm icon vào Menu Wordpress
Thêm icon vào Menu Wordpress

Thêm icon vào Menu WordPress bằng plugin

Cũng như bao plugin bình thường khác bạn chỉ cần Download plugin Menu Icons từ trang chủ Wordpress.org hoặc bạn có thể cài trực tiếp như những cách cài Plugin thông thường.

Sau khi cài đặt thành công bạn kích hoạt Plugin bạn sẽ thấy một hộp meta mới ở phía bên tay trái có tên là Menu Icons Settings. Bạn có thể chọn những bộ icons có sẵn để lựa chọn cũng như cấu hình vị trí cài đặt mặc định của mỗi icon.
Thêm icon vào Menu Wordpress
Thêm icon vào Menu Wordpress
Sau khi bạn chọn Select icon một của sổ hiện lên với rất nhiều icon để bạn có thể lựa chọn
Danh sách icon thêm vào Wordpress
Danh sách icon thêm vào Wordpress
Khi một biểu tượng được chọn, phía bên phải sẽ xuất hiện một số tùy chọn cho phép bạn thay đổi cách mà nó hiển thị. Các thiết lập toàn bộ (global) được sử dụng theo mặc định.
Xem trước icon wordpress
Xem trước icon wordpress
Sau khi hoàn thành bạn sẽ có được mẫu Menu phù hợp với những icon mà bạn thích lúc này không cần bạn phải rành Wordpress cũng có thể linh động thay đổi icon trong menu của wordpress và demo bên dưới là thành quả
Thêm icon vào Wordpress
Thêm icon vào Wordpress
Bạn vừa xem xong hướng dẫn thêm icon vào Mebu cho Wordpress đơn giản nếu có gì thắc mắc hoặc không hiểu bạn có thể để lại bình luận mình sẽ giải đáp. Ngoài ra cũng còn nhiều cách khác cũng có thể làm được điều này nhưng mình thấy cách này là đơn giản nhất hy vọng sẽ giúp được các bạn.

Nguồn: Sưu tầm
Biên tập: Đình Tỉnh
Bài viết: Hướng dẫn thêm icon vào Menu WordPress đơn giản nhất

Read more…

Hướng dẫn bảo mật WordPress tốt nhất nên biết

05:20 |
Theo thống kê thì mã nguồn Wordpress được mọi người rất ưa chuộng đơn giản là nó dể sử dụng một bạn không cần biết tí gì về code hoặc lập trình cũng có thể làm được, hơn thế nữa Wordpress đã thành công cưa đổ Google về mặt chuẩn SEO. Nhưng sử dụng thì dễ rồi giờ làm sao để bảo mật nó tốt hơn vẫn là vấn đề nan giải được nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay Chiến Lược Mới sẽ chia sẽ đến các bạn những cách bảo mật Wordpress tốt nhất để bạn tham khảo và yên tâm sử dụng.

1. Đổi địa chỉ của trang quản trị (wp-admin)

Thông thường mặc định đường dẫn tới trang quản trị của WordPress là domain.com/wp-admin, điều này sẽ giúp các hacker dễ dàng xác định địa chỉ đăng nhập sau khi họ đã có đầy đủ thông tin về tài khoản quản trị của bạn, thậm chí là có rất nhiều script hỗ trợ tự động đăng nhập theo một dữ liệu được định sẵn thông qua địa chỉ phổ biến này rất nguy hiểm đối với website của bạn.

Vì vậy trước tiên, bạn cần đổi địa chỉ đăng nhập vào trang quản trị bằng cách sử dụng plugin iThemes Security để tăng cường bảo mật cho WordPress, trong đó có chức năng đổi đường dẫn mặc định của trang quản trị thành đường dẫn bất kỳ mà bạn muốn.

Sau khi cài đặt, vào phần Security -> Settings -> Hide Login Area và điền tên của đường dẫn mới của trang quản trị, trang đăng nhập và trang đăng ký.
Plugin iThemes Security bảo mật cho Wordpress
Plugin iThemes Security bảo mật cho Wordpress
Lưu ý: Nếu đổi xong mà bạn vẫn không vào được trang admin bằng đường dẫn mới thì hãy CHMOD file .htaccess thành 777 và vào lại ấn nút Save Change một lần nữa. Sau đó CHMOD lại thành 644.

2. Giới hạn số lần đăng nhập vào Addmin

Hiện nay có một phương pháp vô cùng phổ biến đó là bằng cách nào đó các hacker có thể thu thập địa chỉ hàng trăm nghìn website WordPress mới mỗi ngày, sau đó tiến hành scan mật khẩu bằng cách liên tục đăng nhập vào địa chỉ wp-admin với một số cấu trúc username và mật khẩu khác nhau, ví dụ họ thường hay scan với cấu trúc là admin/123456. Phương thức tấn công này gọi là Brute Force Attack.
Giới hạn số lần đăng nhập Admin
Giới hạn số lần đăng nhập Admin
Vì thế để ngăn tình trạng này, chúng ta sẽ thêm chức năng tự động khóa đăng nhập khi đăng nhập thất bại số lần nhất định. Bạn có thể sử dụng plugin Login Security Solutions (khuyên dùng), Limit Login Attempts, Login Lockdown hoặc ngay chính trong plugin iThemes Security cũng có chức năng này.

3. Sử dụng mật khẩu phức tạp và không nên dùng tên đăng nhập là admin

Như ở phía trên mình đã nói, các hacker thường hay liên tục scan tự động mật khẩu của admin theo cấu trúc username là admin hoặc administrator. Vì vậy mình cực kỳ không khuyến khích dùng tên đăng nhập kiểu này hoặc tương tự thế.

Nếu bạn đã lỡ cài đặt một bản WordPress và sử dụng tên đăng nhập là admin thì cũng đừng nên lo lắng, plugin iThemes Security hỗ trợ tính năng đổi tên đăng nhập của bạn, plugin này có vẻ đa năng đấy, và đó là lý do mình chọn nó để sử dụng.

4. Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu cho trang quản trị

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về sự an toàn của trang quản trị thì có thể dùng thêm cách tạo thêm một lớp đăng nhập nữa bằng cách sử dụng chức năng Password Protect Directories có trong cPanelX của các hosting thông dụng hiện nay.
Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu

Sau khi nhấp vào, các bạn chọn thư mục wp-admin và tạo tên đăng nhập và mật khẩu cho lớp đăng nhập.
Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu
Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu
Ấn nút Add/modify authorized user. Tiếp tục, nhìn lên trên và gõ tên folder cần bảo vệ vào, ở đây folder cần bảo vệ là wp-admin, sau đó tích dấu vào ô Password Protect this directory và ấn nút Save để hoàn tất. Và bắt đầu từ đây, mỗi khi chúng ta đăng nhập vào wp-admin đều sẽ trải qua một lớp bảo vệ, và chúng ta phải điền tên đăng nhập và mật khẩu vào vệ vào. Sau đó mới tiến hành đăng nhập vào WordPress theo cách thông thường.
Tăng cường bảo vệ cho Wordpress
Tăng cường bảo vệ cho Wordpress
Nếu host bạn không hỗ trợ cPanelX, bạn có thể tạo một cách đơn giản bằng một plugin htaccess password protect dành cho WordPress.

5. Tạo lớp bảo vệ nâng cao bằng IP

Cách này có thể nói khá tốt để bảo vệ trang quản trị của bạn. Với lớp bảo vệ này, bạn chỉ có thể đăng nhập vào trang quản trị khi IP của bạn có trong danh sách IP cho phép đăng nhập, còn lại sẽ bị chặn hết.

Đầu tiên các bạn tải gói SecureIP về, mở file capnhatip.php ra và thay mật khẩu 123456 thành mật khẩu mà bạn thích, sau đó upload 3 file capnhatip.php, listip.txt và security.php vào thư mục wp-admin và CHMOD file listip.txt thành 777 hoặc 775. Mở file index.php trong thư mục wp-admin ra và thêm đoạn này ngay đằng sau <?php

include("security.php");
Sau đó tiến hành truy cập lại với đường dẫn http://yourdomain.com/wp-admin, lúc này bạn sẽ thấy thông báo không cho phép truy cập, bởi vì IP của bạn vẫn chưa được thêm vào danh sách cho phép.

Tiến hành thêm IP vào bằng cách gõ đường dẫn http://yourdomain.com/wp-admin/capnhatip.php, sau đó nhập mật khẩu mà bạn đã chỉnh sửa từ file này ở bước đầu vào. Xong, lúc này bạn đã có thể đăng nhập thoải mái vào trang quản trị rồi.

Muốn xóa hết IP trong danh sách cho phép thì cứ mở file listip.txt trong thư mục wp-admin lên và xóa hết nội dung trong đó hoặc xóa IP cần xóa là xong.

Bạn có thể đổi tên file capnhatip.php thành tên mình thích và nhớ là nhập chính xác khi cần dùng nhé.

6. Hướng dẫn CHMOD cho Wordpress

Để CHMOD bạn có 2 cách, mở trình upload FTP lên, ấn chuột phải vào thư mục/tập tin cần CHMOD và chọn CHMOD.
Hướng dẫn CHMOD cho Wordpress
Hướng dẫn CHMOD cho Wordpress
Hoặc là bạn vào phần File Manager trong trang quản trị hosting (cPanel X) và chọn Change Permission
CHMOD an toàn cho Wordpress
CHMOD an toàn cho Wordpress
Tối ưu CHMOD cho WordPress

File đầu tiên chúng ta cần bảo vệ đó là wp-config.php vì file này lưu giữ những thông tin đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của mình. Nếu như các bạn ít khi chỉnh sửa file này thì hãy CHMOD là 444 cho wp-config, điều này có nghĩa tất cả các nhóm người dùng chỉ có thể đọc chứ không chỉnh sửa hay thực thi được, kể cả chủ sỡ hữu. Và sau khi đưa về 444, chúng ta không thể chỉnh sửa nội dung file này, nếu muốn chỉnh sửa thì hãy đưa nó về 644.

Còn lại thì bạn có thể CHMOD cho file là 644 và và 755 cho folder.

Nếu như bạn thấy khó khăn trong việc CHMOD thì plugin File Permissions & Size Check sẽ giúp bạn CHMOD và theo dõi các tập tin, thư mục dễ dàng trong trang quản trị WordPress.

7. Sao lưu (backup) cơ sở dữ liệu thường xuyên

Công việc này không giảm thiểu khả năng bị tấn công trên WordPress mà nó giúp chúng ta giảm mức độ thiệt hại sau những đợt tấn công. Nếu như bạn sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên thì sau khi bị tấn công và mất hết cơ sở dữ liệu, chúng ta vẫn có thể hồi sinh web bằng cách phục hồi các dữ liệu đã được sao lưu. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp bạn phục hồi lại blog sau khi tiến hành can thiệp chỉnh sửa liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Trong WordPress có khá nhiều công cụ backup cơ sở dữ liệu, nhưng bây giờ mình chỉ có thể gợi ý cho các bạn một plugin ổn định và backup tốt nhất đó là WP Backup. Plugin này giúp bạn cài đặt chế độ backup tự động cho tất cả các dữ liệu trên blog, đồng thời có chức năng đồng bộ hóa tài khoản Google Drive vào và tự động gửi những dữ liệu đã được backup lên đó.

Nguồn: Thạch Phạm
Read more…

Các plugin tăng tốc WordPress hiệu quả nhất

08:26 |
Các plugin tăng tốc WordPress hiệu quả nhất với rất nhiều plugin hỗ trợ tăng tốc cho Wordpress thì việc lựa chọn một plugin tăng tốc web theo đúng nhu cầu của mỗi người là một quá trình có thể là bạn cài những Plugin tăng tốc rồi không vừa ý lại xóa như vậy bạn tốn nhiều thời gian và phải thử nghiệm nhiều lần nguy hiểm đến web bạn. Thay vì vậy sao bạn không tìm hiểu những người dùng trước chia sẽ những Plugin tăng tốc Wordpress hiệu quả nhất mà họ đã dùng. Hôm nay Chiến Lược Mới xin chia sẽ với các bạn 8 Plugin tăng tốc Wordpress hiệu quả nhất.

Tăng tốc Wordpress
Tăng tốc Wordpress

Các plugin tăng tốc WordPress hiệu quả nhất


1.  Plugin WP Super Cache tạo cache cho trang

Nếu như bạn muốn cải thiện tốc độ của blog mà không sử dụng bộ nhớ đệm (cache) thì là điều hơi thiếu sót. Các bản lưu cache sẽ rút ngắn thời gian tải trang thông qua việc sao lưu một bản nội dung tĩnh lên máy chủ, và khi có người truy cập vào thì bản lưu đó sẽ được thực thi. Như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm được khâu gửi reuqest đến máy chủ thông qua các lệnh thi hành PHP và cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra còn một plugin có cùng chức năng nhưng có phần hơi khó sử dụng đó là W3 Total Cache. Tuy nhiên nếu bạn cần một plugin tăng tốc Wordpress có nhiều chức năng hơn và cấu hình nâng cao hơn thì đây cũng là một sự lựa chọn tốt. Nhưng riêng mình thì mình dùng Plugin Super Cache.

2. Giảm tải Javascript với jsDelivr WordPress CDN Plugin
Đây là một plugin mới được giới sử dụng WordPress biết tới khoảng thời gian gần đây. Plugin này sẽ tự động chuyển các file Javascript (.js) ra máy chủ công cộng bên ngoài nhằm cải thiện tối thiểu thời gian tải trang, đồng thời tiết kiệm băng thông vì không sử dụng trực tiếp các file Javascript trên host mình. 

Plugin này cũng được tích hợp với WP Super Cache và W3 Total Cache, lời khuyên của mình là dù host bạn yếu cỡ nào đi chăng nữa thì cũng đừng quên sử dụng plugin này rất có ích cho tốc độ website của bạn.

3. Giảm tốc độ tải trang với BJ Lazyload

Một trong những lý do “kinh điển” làm blog của bạn trở nên chậm chạp đó là sử dụng quá nhiều hình ảnh. Sau khi kích hoạt plugin này, các hình ảnh có trong blog của bạn sẽ không load một lượt mà chỉ load hình ảnh chỉ khi nào bạn cần xem (đi đến khu vực hiển thị hình ảnh). Nếu bạn vẫn chưa hiểu plugin này làm việc ra sao thì cứ F5 bài viết này, sau đó kéo thanh cuộn từ từ xuống sẽ thấy các hình ảnh hiển thị ra từ từ.

4. Sử dụng Use Google Libraries để tiết kiệm băng thông

Tương tự như với plugin jsDevilery, plugin này sẽ giúp bạn thay thế các file javascript thông dụng có trên host để sử dụng các file đó trên thư viện Javascript của Google nhằm tiết kiệm băng thông và giảm CPU load cho máy chủ.

5. Tối ưu hình ảnh to với Hammy

Nếu bạn đã từng truy cập vào một số website có nhiều hình ảnh bằng trình duyệt trên các thiết bị di động thì sẽ thấy điều đó đáng sợ đến chừng nào. Các hình ảnh có kích thước to sẽ gây ra tình trạng tải ì ạch trên các trình duyệt di động vì khả năng xử lý của các thiết bị di động có giới hạn. 
Hammy Plugin tăng tốc Wordpress
Hammy Plugin tăng tốc Wordpress
Vì vậy muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải tiến hành giảm kích cỡ hình ảnh xuống cho từng trình duyệt để thích hợp hơn với các thiết bị đó, và đó chính là tính năng của plugin tăng tốc wordpress này.

6. CloudFlare WordPress Plugin để tối ưu tốc độ

Dịch vụ này đã được mình nhắc tới trong bài viết giới thiệu công nghệ CDN. Về bản chất thực sự của nó thì đây là dịch vụ miễn phí để kích hoạt tính năng CDN cho website để tăng tốc blog, đồng thời tối ưu hóa và bảo mật blog bạn tránh khỏi các nguy cơ tấn công và spam. Nhưng bên cạnh đó nó còn khá nhiều bất cập như lời phân tích của blogger Minh Mèo tại bài viết CloudFlare – Lợi bất cập hại.
CloudFlare tăng tốc wordpress
CloudFlare tăng tốc wordpress
Nhưng nếu bạn vẫn muốn khai thác tính năng tối ưu hóa website và ngăn chặn spam từ dịch vụ này mà không cần phải đổi DNS thì vẫn có thể sử dụng plugin này, bạn có thể hoàn toàn tránh các lỗi phát sinh như bài viết kia đã đề cập.

7. Phân tích tốc độ blog với Plugin Performance Profile

Nếu như bạn chưa rõ vì sao blog mình trở nên chậm chạp thì có thể dùng plugin này để phân tích. Các báo cáo chi tiết sẽ cho bạn thấy được phần nào trong blog chiếm tài nguyên nhiều nhất, từ đó bạn có thể tối ưu hóa cho từng phần đó để giảm tải gánh nặng cho máy chủ.

8. Sử dụng Async Social Sharing để chèn nút mạng xã hội tối ưu

Bạn có chèn các nút chia sẻ bài viết lên mạng xã hội vào blog không? Vậy bạn có nhận ra điều gì từ những nút chia sẻ đó? Chẳng có điều gì khác ngoài việc blog bạn trở nên hơi chậm một chút vì phải load thêm các file Javascript đi kèm nó. Thế thì hãy sử dụng plugin này ngay, Async Social Sharing sẽ tiến hành tải các file javascript sau khi toàn bộ nội dung trên blog đã được tải xong. 
Social Sharing plugin tăng tốc wordpress
Social Sharing plugin tăng tốc wordpress
Vì sao lại phải tải các nút này sau cùng? Bởi vì nội dung trên blog của bạn quan trọng hơn, người ta chỉ bấm vào nút Like hay +1 chỉ khi thấy nội dung của bạn thật sự tốt, như vậy thì cớ gì phải để các file javascript của các nút này tải cùng lúc với nội dung của bạn?

Trên đây là 8 plugin tăng tốc Wordpress hiệu quả nhất chúc các bạn thành công!

Biên tập bởi: Đình Tỉnh - Chiến Lược Mới
Bài viết: Các plugin tăng tốc WordPress hiệu quả nhất
Copy vui lòng ghi rỏ nguồn

Read more…

Những tính năng mới của WordPress 4.0

08:09 |
Những tính năng mới của WordPress 4.0: WordPress vừa phát hành và cho Update phiên bản mới WordPress 4.0. Đây là một bản phát hành lớn, có vài tính năng mới và được cải tiến nhằm mục đích chính là nâng cao trải nghiệm người dùng. Ở phiên bản nâng cấp trước đó (phiên bản 3.9), WordPress đã giới thiệu nhiều tính năng mới và đã thiết kế lại giao diện người dùng. Trong bản cập nhật mới này, WordPress đã nâng cấp những tính năng đó để làm cho chúng dễ dàng truy cập hơn và cuốn hút.

Những tính năng mới của WordPress 4.0

Sử dụng WordPress 4.0 đa ngôn ngữ là một tính năng được mong đợi từ lâu của những người dùng không nói tiếng Anh và điều đó đã được bù đắp trong lần nâng cấp này. Nếu bạn cài đặt WordPress lần đầu tiên, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ. Khi bạn đã chọn ngôn ngữ, WordPress sẽ download những file ngôn ngữ phù hợp, phần còn lại của quá trình cài đặt và dashboard sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ đó.

Tính năng mới của Wordpress 4.0 về ngôn ngữ
Tính năng mới của Wordpress 4.0 về ngôn ngữ
Tính năng đặc biệt này rất hữu ích đối với các tác giả plugin và theme bởi vì trước đây họ phải hỗ trợ thủ công những tập tin ngôn ngữ để đáp ứng những người dùng khác nhau ở những vùng lãnh thổ khác nhau.

Như đã nói, bạn có thể thay đổi cài đặt ngôn ngữ bất cứ lúc nào bằng cách vào thẻ Settings của WordPress và sau đó vào mục General.

Ngôn ngữ mới của Wordpress 4.0
Ngôn ngữ mới của Wordpress 4.0

Những cải tiến Trình soạn thảo Bài viết (Post Editor)

WordPress 4.0 đi kèm một số cải tiến trình soạn thảo bài viết rất hữu dụng với bất kì người viết bài nào. Trước tiên, thanh trình đơn (menu bar) trong post editor sẽ dính vào phần trên cùng của màn hình khi bạn viết. Tính năng này thật sự hữu ích bởi vì hầu hết chúng ta ghét cuộn trở lại lên trên chỉ để truy cập một vài cài đặt ở trên thanh trình đơn. Thứ hai là việc gỡ bỏ thanh cuộn trong khu vực post editor. Hộp văn bản sẽ tự động mở rộng khi bạn viết.

Cải tiến của Wordpress 4.0 về trình soạn thảo
Cải tiến của Wordpress 4.0 về trình soạn thảo
Ngoại trừ những tính năng mới này, WordPress cũng nâng cấp cách hiển thị của những gì được nhúng vào post editor. Nghĩa là, từ bây giờ trở đi, bất kì khi nào bạn nhúng một một video ở YouTube, bạn có thể thật sự nhìn thấy một preview (sự xem trước) của video đó hơn là một vài khoảng trống được tô màu. Từ phiên bản 4.0, WordPress 4.0 hỗ trợ nhiều trang khác như là CollageHumor, TED, Mixcloud,…

Những cải thiện đa phương tiện của Worsdpress 4.0

WordPress 4.0 có Media Grid (Lưới Đa phương tiện) trong lõi của nó cho phép bạn nhìn thấy và xếp sắp hình ảnh và thư viện đa phương tiện theo dạng lưới. Với cải tiến này, chỉnh sửa và quản lí đa phương tiện trong WordPress sẽ dễ dàng hơn một chút. Khi bạn nhấp một tập tin đa phương tiện, một hộp pop-up sẽ hiện ra và bạn sẽ dễ dàng chính sửa tập tin đó.

Tính năng mới của WP 4.0
Tính năng mới của WP 4.0
Những thứ khác
Cùng với tất cả những cải tiến và tính năng đáng chú ý ở trên, WordPress 4.0 kèm theo nhiều cải thiện nhỏ mà tinh tế khác như là cải tiến trải nghiệm cài đặt plugin, thêm bảng widget tuỳ biến, cách mà con trỏ và bàn phím tương tác với TinyMCE, những nâng cấp về định dạng,… Đối với những nhà phát triển, WordPress giới thiệu nhiều thay đổi API.
Read more…

Wp mail SMTP cho Wordpress sữa lỗi contact form 7

09:04 |
Wp mail SMTP cho wordpress plugin hỗ trợ rất tốt các bạn cho việc cài đặt 1 SMTP server riêng độc lập với hosting website của bạn đang dùng. Sửa được lỗi không gủi email của contact form 7 trong wordpress thành công.

Hướng đẫn sữa lỗi contact form 7 trên wordpress

Đầu tiên bạn Download và cài Plugin tại đây
Hướng dẫn cấu hình Wp mail SMTP
Sau khi cài đặt xong Wp mail SMTP các bạn có thể vào phần Settings -> Email để cấu hình smtp. Đây là hình ảnh mẫu cấu hình Smtp sử dụng Gmail smtp server mà tác giả plugin đã cung cấp.
SMTP cho Wordpress sữa lỗi contact form 7
SMTP cho Wordpress sữa lỗi contact form 7

Một số các thông tin trong hướng dẫn các bạn cần chú ý:

  • From Email : Điền tùy ý email của bạn
  • From Name : Tên hiển thị người gửi
  • SMTP Options: Đối với Gmail và Google Mail Apps đều sử dụng 2 thông số sau:
  • Smtp Host: smtp.gmail.com
  • Smtp Port: 465
  • Encryption: hãy lựa chọn sử dụng SSL
  • Authentication: hãy lựa chọn sử dụng ‘Use SMTP authentication.’
  • Username: Đây chính là email của bạn, điền email bao gồm cả @gmail.com
  • Password: Password tài khoản gmail của bạn. Để kiểm tra việc kết nối đã thành công hay chưa bạn hãy điền email của mình dưới phần
Send a Test Email to:
Trường hợp thông báo ‘true’ là việc setup đã thành công

Test Message Sent
The result was:
bool(true)
Fix lỗi kết nối tài khoản Gmail: Các bạn nhớ là tắt xác minh bước 2 đi nhé
Mình đã test thử một vài tài khoản gmail nhưng đều không thành công, việc test kết quả sẽ ra thông báo như sau:
Test Message Sent
The result was:
bool(false)
Nguyên nhân là do Google không cấp phép sử dụng username và password trên website của bạn. Bạn hãy đọc phần dưới thông báo lỗi của plugin sẽ có 1 đoạn link hỗ trợ:
http://support.google.com/mail/bin/answer.py?answer=14257
Để khắc phục lỗi này, bạn chỉ cần
  • Đăng nhập tài khoản gmail mà bạn đang sử dụng ở phần Username – thiết lập Wp mail Smtp.
  • Truy cấp đường dẫn sau:
https://accounts.google.com/DisplayUnlockCaptcha -
  • Click continue để xác nhận
  • Hoàn thành, bạn có thể quay lại Wp mail SMTP để test thử lại một lần nữa.
Nếu bạn gặp lỗi contact form 7 không gủi được email thì để lại bình luận nhé
Chiến Lược Mới. Chúc bạn thành công!
Read more…

Sữa lỗi Permalink đường dẫn tĩnh WP trong Appserver Wamp localhost

08:26 |
Hướng dẫn sữa lỗi Permalink đường dẫn tĩnh wordpress trong Appserver Wamp trên localhost không lỗi 404. Đối với SEOer việc sử dụng permalink hay gọi là URL thân thiện nó là một điểm đáng lưu tâm của người làm SEO. Hôm nay Chiến Lược Mới sẽ hướng dẫn bạn kích hoạt nó chạy được trên localhost không bị lỗi 404.

Sử dụng Permalink trong WordPress

Để có một URL thân thiện bạn nên không để tiếng Việt có dấu trên url của mình, vì có nhiều lý do, dễ dàng nhầm lẫn, làm phức tạp chuỗi địa chỉ, không trong sáng… để làm điều này trong WordPress cũng hỗ trợ cho bạn.
Khi post bài bạn sẽ custom lại chuổi url của mình bằng cách như sau:

Cài đặt đường dẫn tĩnh trong wordpress
Cài đặt đường dẫn tĩnh trong wordpress

Bạn nhìn thấy trên hình, nhập vào chuổi địa chỉ bạn muốn hiển thị là được.

Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng tính năng Permalink, bạn vào admin control của WordPress trong menu settings chọn vào permalink. Và thực hiện như sau:
sử dụng tính năng Permalink trong wordpress
sử dụng tính năng Permalink trong wordpress
Đến phần quan trong rồi đây trong này có nhiều vấn đề cần nói. Kiểu mặc định của nó là giá trị nguyên thủy bao gồm ID mà thôi, kiểu thứ hai cho phép hiển thị ngày tháng năm vào kèm theo là ten của bài viết, Kiểu thứ ba là năm tháng rồi tên bài viết, kiểu thứ tư là tên bài viết đến ID.

Tiếp đến kiểu thứ năm là tùy chọn, cho phép bạn nhập chuỗi hiển thị, trong WordPress cung cấp cho chúng ta có các chuỗi hiển thị như sau:
Biến Chú thích
%year% Năm của bài viết, gồm 4 số ví dụ 2014
%monthnum% Tháng, gồm 2 chữ số ví dụ 01
%day% Ngày, gồm 2 chữ số, vị dụ 25
%hour% Giờ, gồm hai chữ s, ví dụ 19
%minute% Phút, gồm 2 chữu số, ví dụ 35
%second% Giây, gồm 2 chữ số, ví dụ, 30
%postname% Tên đường dẫn bài viết (slug) tùy biến trong bảng soạn thảo
%post_id% Chỉ số bài viết, mỗi bài viết được gán một số thứ tự ID, ví dụ 123
%category% Tên đường dẫn thể loại (slug of category). Phụ mục sẽ cũng xuất hiện   trong URL
%author% Tên đường dẫn ứng với tên tác giả
Ngoài ra bạn còn phải khai báo Category base, nếu để trống WordPress   sẽ ngầm định sử dụng “category”
Tương tự tags_base ngầm định là “tags”
Trong quá trình duyệt Web thì mình thấy có 2 loại đường link tuyệt   đối thân tiên hay được dùng nhất bên cạnh kiểu ngày tháng đã đề cập bên   trên.

Khắc phục lỗi Permalink làm việc trên localhost

Sau khi đã làm các công việc trên đối với những ai xài appser hay wamp thì vẫn chưa xong đâu vì chạy trang index dc nhưng click vào các trang chi tiết bài post thì báo lỗi 404 (Not Found).

Để khắc phục tình trạng này bạn thực hiện như sau: Vào trong thư mục của E:\AppServ\Apache2.2\conf\httpd.conf tùy vào địa chỉ bạn vài đặt nha! mở file đó lên tìm đến dòng có chữ:

#LoadModule rewrite_module modules/mod_rewrite.so
Bạn bỏ dấu # ở trước đó đi, với wamp thì bạn tìm thêm dòng:

# Controls who can get stuff from this server.
Bạn tiến hành khởi động lại Apache của server lại và test thử.

Vậy là Chiến Lược Mới đã giới thiệu cho các bạn cách sử dụng permalink và custom permalink trong wordpress  trên localhost Appsever, Wamp...
Chiến Lược Mới! Chúc bạn thành công!
Read more…

Hướng dẫn Việt Hóa Wordpress đơn giản

00:04 |
Hôm nay Chiến Lược Mới xin hướng dẫn việt hóa wordpress đơn giản nhất, Hiện này code wordpress có thể nói là mã nguồn mở thồng dụng và dễ sủ dụng nhất dùng để thiết kế website cũng như wapssite.
Khi Việt Hóa trong phần Admin sẽ toàn tiếng Việt rất dễ quản lý:
>> Sữa lỗi Permalink đường dẫn tĩnh WP trong Appserver Wamp localhost
>> Các công cụ hổ trợ seo

Hướng dẫn Việt Hóa Wordpress đơn giản
Hướng dẫn Việt Hóa Wordpress đơn giản

Đầu tiên các bạn Download file Việt Hóa wordpress Chiến Lược Mới đã Việt Hóa sẵn cho các bạn

Tải về các bạn giải nén ra sẽ có thư mục Language các bạn coopy vào  wp-content hoặc tải thu mục này lên host, nếu có rồi thì pass đè lên thư mục củ.

Tiếp theo các bạn mở file wp-config ra 

Tìm dòng: define ('WPLANG', ''); 

Thay thành: define ('WPLANG', 'vi');

Chiến Lược Mới! Chúc bạn thành công!



Read more…