Đáp án thi học kỳ 2, Tin học 10 năm học 2016 - 2017

04:37 |
Đáp án thi học kỳ 2, Tin học 10 năm học 2016 - 2017
ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ 2
Read more…

Đề cương ôn tập thi học kỳ 2, Môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

01:30 |
Đề cương ôn tập thi học kỳ 2 năm học 2016 - 2017

Read more…

Đáp án kiểm tra 1 tiết lần 2 học kỳ 2, môn Tin học 10

06:05 |
Đáp án kiểm tra 1 tiết lần 2 học kỳ 2 môn Tin học 10

Read more…

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ 2 môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

07:08 |
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

Read more…

Những quyền riêng tư sẽ áp dụng từ 1/1/2017

19:36 |
Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017 dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân. Theo đó, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự... phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý.
Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017 dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân.
Giới thiệu một số quyền trong số này:
* Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điều 38: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Điều 34: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
* Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Điều 32: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Tệp đính kèm: 91.signed.pdf (6675593 Byte) 91_.pdf (5498558 Byte)
Read more…

Điểm thi học kỳ 1, môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

20:02 |
Điểm thi học kỳ 1 môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

Read more…

Đáp án thi học kỳ 1, môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

05:11 |
Đáp án thi học kỳ 1 môn Tin học 10 năm học 2016 - 2017

Read more…

Đáp án kiểm tra 1 tiết lần 2 học kỳ 1, môn Tin học 10

18:09 |
Đáp án kiểm tra 1 tiết lần 2 học kỳ 1 môn Tin học 10


Read more…

Đề cương ôn tập học kỳ 1, Tin học 10 năm học 2016 - 2017

19:45 |

Read more…

Đáp án kiểm tra 1 tiết lần 1 học kỳ 1, môn Tin học 10

19:34 |
Read more…

Thuật toán tìm kiếm nhị phân (Binary Search)

16:15 |
1/ Xác định bài toán
- Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2, ..., aN và một số nguyên k;
- Output: Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k.
2/ Thuật toán
a/ Cách liệt kê
Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,...,aN và khóa k;
Bước 2: Dau := 1, Cuoi := N;
Bước 3: Giua := [(Dau + Cuoi)/2];
Bước 4: Nếu aGiua = k thì thông báo chỉ số Giua, rồi kết thúc;
Bước 5: Nếu aGiua > k thì đặt Cuoi = Giua - 1, rồi chuyển đến bước 7;
Bước 6: Dau := Giua + 1;
Bước 7: Nếu Dau > Cuoi thì thông báo dãy A không có số hạng có giá trị bằng k, rồi kết thúc;
Bước 8: Quay lại bước 3.
Thuật toán tìm kiếm nhị phân (Binary Search)
Read more…

Thuật toán Sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)

16:05 |
1. Xác định bài toán
- Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,..., aN.
- Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm.
2. Thuật toán
a) Cách liệt kê
B­ước 1. Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN;
B­ước 2. M := N;
B­ước 3. Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;
B­ước 4. M := M – 1, i := 0;
B­ước 5. i := i + 1;
B­ước 6. Nếu i > M thì quay lại bước 3;
B­ước 7. Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau;
B­ước 8. Quay lại bước 5.
Thuật toán Sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)

Read more…

Thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên

08:52 |
1. Xác định bài toán
- Input: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,..., aN.
- Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số.
2. Thuật toán.
a/ Thuật toán giải bài toán này có thể được mô tả theo cách liệt kê như sau:
Bước 1. Nhập N và dãy a1,…, aN;
Bước 2. Max := a1, i := 2;
Bước 3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc;
Bước 4.
Bước 4.1. Nếu ai > Max thì Max := ai;
Bước 4.2. i := i + 1 rồi quay lại bước 3;
b/ Sơ đồ khối
Thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên.
Read more…

Bài toán và thuật toán môn Tin học 10: Thuật toán kiểm tra số nguyên tố

20:56 |
Bài toán: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N?
1/ Xác định bài toán
- Input: N là số nguyên dương;
- Output: "N là số nguyên tố" hoặc "N không là số nguyên tố".
2/ Thuật toán
a/ Cách liệt kê
B1. Nhập số nguyên dương N;
B2. Nếu N = 1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;
B3. Nếu N < 4 thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;
B4. i := 2;
B5. Nếu i > [Căn bậc 2 của N] thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;
B6. Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;
B7. i := i + 1 rồi quay lại bước 5.
b/ Cách sơ đồ khối
Thuật toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N
3. Bài giải minh họa bằng Pascal: Download TẠI ĐÂY
Read more…

Bài toán và thuật toán môn Tin học 10: Thuật toán giải phương trình bậc nhất và giải phương trình bậc 2

09:39 |
1/ Sơ đồ khối giải phương trình bậc nhất: ax + b = 0
Sơ đồ khối giải phương trình bậc nhất
2/ Sơ đồ khối giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0
Bài toán và thuật toán môn Tin học 10: Thuật toán giải phương trình bậc 2
3/ Giải phương trình bậc 2 bằng ngôn ngữ lập trình Pascal: Download TẠI ĐÂY
Read more…

Bài tập và thực hành 2 môn Tin học 10: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

06:40 |
Bài tập và thực hành 2 môn Tin học 10: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
1/ Làm quen với máy tính

2/ Sử dụng bàn phím

3/ Sử dụng chuột
- Di chuyển chuột.
- Nháy chuột.
- Nháy đúp chuột.
- Kéo thả chuột.
Read more…

Bài 3: Giới thiệu về máy tính môn Tin học 10

23:00 |
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1/ Khái niệm hệ thống tin học?
2/ Hãy giới thiệu và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính?
3/ Hãy trình bày chức năng từng bộ phận:
- Bộ xử lí trung tâm.
- Bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài.
- Thiết bị vào.
- Thiết bị ra.
4/ Hãy nêu một số bộ phận chính của CPU? Chức năng của các bộ phận chính đó?
5/ Bố nhớ trong của máy tính gồm những thành phần nào? Chức năng của các thành phần đó?
6/ Em hãy kể tên những thiết bị vào mà em biết? Chức năng của các thiết bị đó?
7/ Em hãy kể tên những thiết bị ra mà em biết? Chức năng của các thiết bị đó?
8/ Em hãy trình bày những nguyên lí sau:
- Nguyên lí điều khiển bằng chương trình.
- Nguyên lí lưu trữ chương trình.
- Nguyên lí truy cập theo địa chỉ.
- Nguyên lí Phôn Nôi-man.

Read more…

Bài tập và thực hành 1 môn Tin học 10

23:02 |
Hãy chuyển đổi giữa các hệ đếm thường dùng trong tin học:

Read more…

Chuyển đổi giữa các hệ đếm trong Tin học 10

01:31 |
Chuyển đổi giữa các hệ cơ số
chuyển đổi giữa các hệ đếm trong tin học 10
1. DECIMAL > BINARY (thập phân sang nhị phân)
2. DECIMAL > HEX (thập phân sang hex)
3. HEX > BINARY (hex sang nhị phân)
4. BINARY > HEX (nhị phân sang hex)
5. BINARY > DECIMAL(nhị phân sang thập phân)
6. HEX > DECIMAL (hex sang thập phân)
Điều đầu tiên thuộc cái bảng này:
0000 | 0 | 0
0001 | 1 | 1
0010 | 2 | 2
0011 | 3 | 3
0100 | 4 | 4
0101 | 5 | 5
0110 | 6 | 6
0111 | 7 | 7
1000 | 8 | 8
1001 | 9 | 9
1010 | A | 10
1011 | B | 11
1100 | C | 12
1101 | D | 13
1110 | E | 14
1111 | F | 15
1. DECIMAL > BINARY (Chuyển từ thập phân sang nhị phân)
Lấy số 3295 (trong hệ thập phân) làm ví dụ:
3295 chia 2 = 1647.5 > Dư 1
1647 chia 2 = 823.5 > Dư 1
823 chia 2 = 411.5 > Dư 1
411 chia 2 = 205.5 > Dư 1
205 chia 2 = 102.5 > Dư 1
102 chia 2 = 51 > Dư 0
51 chia 2 = 25.5 > Dư 1
25 chia 2 = 12.5 > Dư 1
12 chia 2 = 6 > Dư 0
6 chia 2 = 3 > Dư 0
3 chia 2 = 1.5 > Dư 1
1 chia 2 = 0.5 > Dư 1
Sắp xếp các số dư từ dưới lên trên các pác sẽ được:
3295 (demical) = 110011011111 (binary)
=> Đầu tiên chia số cần chuyển đổi cho 2 và lấy số dư, sau đó cứ tiếp tục lấy kết quả của phép chia trên chia tiếp cho 2 (không kèm số dư) cho đến khi kết quả bằng zero.
2. DECIMAL > HEX (Chuyển từ thập phân sang hex)
Tiếp tục dùng số 3295 làm ví dụ, như trên ta có 3295 (demical) = 110011011111 (binary). Chia 110011011111 làm từng chuỗi gồm 4 số, kết hợp với bảng ở trên ta sẽ được:
110011011111 > 1100 1101 1111 > C D F
3295 (decimal) = 110011011111 (binary) = CDF (hex)
3. HEX > BINARY (Chuyển từ hex sang nhị phân)
Lấy chuỗi DEAD làm ví dụ. Sử dụng bảng trên ta sẽ có:
D = 1101
E = 1110
A = 1010
D = 1101
DEAD (hex) = 1101 1110 1010 1101 (binary)
4. BINARY > HEX (Chuyển từ nhị phân sang hex)
Lấy số 1010110111101111 làm ví dụ, chia thành các chuỗi gồm 4 số:
1010110111101111 > 1010 1101 1110 1111
Sử dụng bảng trên ta sẽ có được:
1010 = A
1101 = D
1110 = E
1111 = F
1010110111101111 (binary) = ADEF (hex)
5. BINARY > DECIMAL(Chuyển từ nhị phân sang thập phân)
Lấy số 1101 làm ví dụ:
1*(2^3) + 1*(2^2) + 0*(2^1) + 1*(2^0) = 13
Số 1 thứ nhất
1 * (2^3)
Số 1 thứ hai
1 * (2^2)
Số 0 thứ ba
0 * (2^1)
Số 1 thứ tư
1*(2^0)
1101 (binary) = 13 (decimal)
=> Số thứ nhất nhân với số 2 với số mũ cao nhất cộng cho số thứ hai nhân với số 2 với số mũ giảm dần cứ thế….
6. HEX > DECIMAL (hex sang thập phân)
Để chuyển đổi từ hex sang decimal đầu tiên ta chuyển hex sang binary, sau đó lại từ binary ta chuyển về decimal.
Lấy số FEED làm ví dụ:
Từ hex sang binary:
FEED (hex) = 1111 1110 1110 1101 (binary)
Từ binary sang decimal:
1*(2^15) + 1*(2^14) + 1*(2^13) + 1*(2^12) + 1*(2^11) + 1*(2^10) +1*(2^9) + 0*(2^8) + 1*(2^7) +1*(2^6) +1*(2^5) + 0*(2^4) +1*(2^3) +1*(2^2) + 0*(2^1) + 1*(2^0) = 65261
Như vậy:
FEED (hex) = 1111111011101101 (binary) = 65261 (decimal)
Nguồn: DOTNET.VN
Read more…

Các văn bản pháp luật về Thương mại Điện tử

04:03 |
Các Văn bản, nghị định về Thương mại điện tử
Các Văn bản, nghị định về Thương mại điện tử
- Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về Quản lý website thương mại điện tử. Thay thế cho Thông tư số 12/2013/TT-BCT
- Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
- Nghị định số 106⁄2011⁄NĐ-CP của Chính phủ ban hành về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26⁄2007⁄NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định số 51⁄2010⁄NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Nghị định số 102⁄2009⁄NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị định 28⁄2009⁄NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
- Nghị định số 97⁄2008⁄NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, xử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
- Nghị định số 90⁄2008⁄NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác.
- Thông tư số 09⁄2008⁄TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
- Nghị định số 06⁄2008⁄NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
- Nghị định số 64⁄2007⁄NĐ-CP của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Nghị định số 63⁄2007⁄NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT.
- Nghị định số 35⁄2007⁄NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.
- Nghị định số 27⁄2007⁄NĐ-CPcủa Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Nghị định số 26⁄2007⁄NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Luật Công nghệ thông tin.
- Nghị định số 57⁄2006⁄NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Luật Giao dịch điện tử.
- Luật Thương mại.
- Bộ luật Dân sự.
- Bộ luật tố tụng dân sự
TẢI VỀ TRỌN BỘ TẠI ĐÂY
Nguồn: xttmdn.com
Read more…