[Tổng hợp]-35 TRÒ CHƠI TẬP THỂ NGOÀI TRỜI hay và CÁCH PHẠT người chơi thú vị

19:23 |
Tổng hợp - các Trò chơi tập thể ngoài trời


1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)
Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.
Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.
Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.

2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)
- Cách chơi:
Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.
- Luật chơi:
Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.

3. KẾT THÂN
- Cách chơi:
Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt
- Luật chơi:
1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)

4. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)
Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:
+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”

Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)

5. TẬP TỰ CHỦ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.


6. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)
Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.

7. BỐN MÙA (tập phản xạ)
- Cách chơi:
Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)
Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.
1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.
2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.

7. TAI THỎ (BẮT THỎ)
- Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.
1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.
2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.
3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.
4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.

8. CHANH – CHUA, CUA - KẸP
Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.

9. ĐẤU SÚNG
Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”
1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi
2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng

10. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)
Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.
Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.

11. NHÓM YÊU THÍCH
Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm.
Quản trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim, tực đề bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỉ số thắng bại
Chú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau:
a) Nói địa danh:
Nhóm A xướng địa danh: Tây Ninh
Nhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha Trang
Bên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một…
cuộc chơi tiếp tục khi có đội thua
Luật quy định: - Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua
- Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua.
b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Nam
c) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà”

12. ĐỐI THƠ
- Cách chơi:
Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.
Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ:
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
- Luật chơi:
1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)

13. NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)
- Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời
- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện
Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc
Hay cần 03 đôi giầy đen
hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
- Cần một bài vọng cổ
- Cần một nàng công chúa xinh đẹp
- Cần 04 câu thơ lục bát…

14.HÁT NỐI CÂU

Cách chơi: 
Các bạn xếp thành vòng tròn , từng người hát 1, người hát đầu tiên sẽ chọn 1 bài hát bất kỳ, sau đó kết thúc bài hát đó ở bất kỳ thời điểm nào, câu nào. Người hát tiếp theo phải hát câu cuối cùng của người hát trước trong bài hát, cứ hát thế cho đến lúc không ai nhớ được thì thôi!

15.CHƠI DẤU ÁO

Cách chơi:
- Chọn ra một nhóm , Các bạn "oẳn tù tì" để chọn ra 1 người thua cuộc trong nhóm
- xếp thành hình tròn liền nhau, người thua cuộc sẽ lấy 1 chiếc áo đi vòng quanh nhóm, vừa đi vừa bắt nhịp hát, hát liên tục và ngừng bất ngờ, đồng thời đặt chiếc áo vào đằng sau một bạn trong nhóm, bạn có áo đằng sau nhóm phải nhanh tay lấy chiếc áo đó đứng lên chạy "đánh" vào bạn kế bên. người bị đánh đương nhiên là phải chạy :D, và bạn bị đánh đó sẽ là người thả chiếc áo và cứ thế cho đến hết

16. CAO - THẤP - DÀI - NGẮN

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: quản trò (hành động tay của mình)
hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải
dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp
1 lần rồi mới bắt đầu

17.TÌM TÁC GIẢ - TÁC PHẨM THƠ

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn
của 1 bài thơVí dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lý chói qua tim”Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm
điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc

18. ĐỐ NGHỀ


Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3
nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng
có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả
1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

19.THI TÌM NHỮNG ĐỒ VẬT CÓ TỪ LÁY

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có).
Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quản trò sẽ ra mật
hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp
… Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì
đội đó thắng cuộc.

20. NÓI VÀ LÀM NGƯỢC

 Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

21.ĐẾM SAO

 Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao
sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”.
Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao
sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1
hơi thì sẽ bị phạt

22.NGÓN TAY NHÚC NHÍC

 Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát
đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích
cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngónMột ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho
đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

23. CON THỎ ĂN CỎ

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải
làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

24.HÁT ĐẾM SỐ

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phútCách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì
người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa raVí dụ: Quản trò đưa 1 ngón tayNgười chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”Quản trò đưa 2 ngón tay:Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được
bài hát sẽ bị phạt

25.TÔI BẢO

 Mục đích: tạo không khí vui tươi* Số lượng: không hạn chế* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng* Thời gian: 2 -> 3 phút* Ban tổ chức: 1 quản tròCách chơi: - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”Người chơi: vỗ tay 2 lầnKhi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không
nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt



26.TRUYỀN TIN

Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.

Nội dung:
Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
Luật chơi:

- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.

Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

27.BẮT CÁ
Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.

28.ĐỔ NƯỚC CHAI

Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.
Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung:
Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.

Dụng cụ chơi:
- Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.

Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Không bóp méo thìa.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.

Chú ý:
- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.
- Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.


29. ĐỨNG - NGỒI NẰM NGỦ

Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

30.CHỨC NĂNG

Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

Nội dung:
- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
Mắt: Nhìn
Tai: Nghe
Mũi: Ngửi
Miệng: Ăn

Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

Ví dụ:
- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...

Phạm luật:

- Chỉ sai với chức năng.
- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.

- Chú ý:
- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.


31. LỜI CHÀO

Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
32. TRÒ NHẢY BAO TẢI
33. TRÒ KÉO CO
34.TRÒ NÉM LON
35.TRÒ ĐẬP NIÊU
Tổng hợp - các Trò chơi tập thể ngoài trời

NHỮNG CÁCH PHẠT DÀNH CHO NGƯỜI CHƠI BỊ PHẠT


1. CAO CẲNG CÙNG CÒ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)

Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. MÚA ĐÔI
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. GIA ĐÌNH GÀ


Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. BỮA TIỆC BÒ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:

- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

5. VỊT BÉO

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:

- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. VỊT LẠ KỲ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.

Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. CHÚ MÈO ĐÁNG YÊU

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. VỊT ĐẺ TRỨNG VÀNG

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.

- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

9. ÂM VANG TÂY NGUYÊN
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.

10. CHÚ ẾCH LÔNG BÔNG

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:

“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.

Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.

- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
Read more…

TAXI MAI LINH - Số điện thoại Taxi MAI LINH Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khác

15:26 |
 SỐ ĐIỆN THOẠI HOTLINE TAXI MAI LINH HÀ NỘI, TP HCM, CẦN THƠ, HẢI PHÒNG

Taxi Mai Linh - Hà Nội
Taxi Mai Linh
Số điện thoại Taxi Mai Linh Hà Nội:  
0438.333.333 - 0438.61.61.61
 0438.222.666

Số điện thoại Taxi Mai Linh TP Hồ Chí Minh:

 08 38 38 38 38


Đà Nẵng: (0511) 3 56 56 56
Nha Trang: (058) 3 83 83 83
Hải Phòng: 0313 -833 833


Read more…