Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH

18:40 |

Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH



Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.

Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”. 

Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.. 

Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới. 

Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường. 

Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …

Hoặc

Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. 

Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. 

Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. 
Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông không được mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. 

Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! 

Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận được hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. 

Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là "ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến". Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! 

Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm: 

"Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. 
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?" 
Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!
Sưu tầm
Read more…

Thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến

19:42 |
3 LẦN CHÍ PHÈO ĐẾN NHÀ BÁ KIẾN

Đề bài: Sau khi ở tù về, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã đi đến nhà Bá Kiến mấy lần? Anh (Chị) hãy thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Trong mỗi lần cần làm rõ:

- Hoàn cảnh cụ thể.
- Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến? Từ đó, anh (chị) hãy nêu một vài suy nghĩ về giá trị tác phẩm Chí Phèo.
Xem thêm
Ôn thi Đại Học - Bi kịch chí phèo
Phân tích tác phẩm Chí Phèo - Phân tích Chí Phèo
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao
Giải mã Chí Phèo
Truyền kỳ Chí Phèo

GỢI Ý LÀM BÀI

Thân bài (Ý I lần thứ nhất):

- Sau khi ở tù về một ngày, Chí Phèo đã ra chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến chiều, "say k hướt" rồi ngật ngưỡng, hung hăng cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên liên tục ra mà chửi. Cụ Bá chưa về. Con trai Cụ là Lý Cường nổi tiếng hách dịch đã xông ra đánh nhau với Chí Phèo. Chí Phèo vừa rạch mặt ăn vạ, vừa kêu làng như bị người ta cắt cổ họng "Ối làng nước ôi! Cứu tôi với....ối làng nước ôi! Bố con thằng Lý Kiến nó đâm chết tôi...làng nước ơi!". Giữa lúc đó, Cụ Bá về. Cụ cất tiếng hỏi rất sang: "Cái gì mà đông thế này?" Nhưng khi thoáng nhìn thấy cảnh Chí Phèo "Nằm dài, k hông nhúc nhích, rên k he k h ẽ như gần chết", cụ Bá đã biết cơ sự rồi. Một mặt, Cụ dịu giọng bảo mọi người đứng xem hãy trở về nhà mình, một mặt khác cuúi xuống dỗ dành ngọt ngào Chí Phèo. Cuối cùng, Chí Phèo đã theo Bá Kiến vào nhà, được cụ Bá thết đãi cơm rượu, thịt gà, khi ra về còn được cho một đồng bạc mua thuốc chữa vết thương. "Chí Phèo vô cùng hả hê"

2 - Như vậy, lần này, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đập đầu ăn vạ và có bao hàm cả sự trả thù. Qua đây, Nam Cao cũng hé mở cho người đọc thấy được bao điều.

3. a - Về phía nạn nhân, qua lần "gặp gỡ" đầu tiên này, tính cách tha hoá lưu manh của Chí Phèo đã bộc lộ một cách khá đầy đủ trước mặt dân làng Vũ Đại. Đâu còn hình ảnh anh canh điền khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn như mới ngày nào. Sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo không còn là con người hiền lành như xưa nữa, mà đã trở thành một tên côn đồ, hung hẵn, sẵn sàng đâm chém, rạch mặt ăn vạ. Nhìn cảnh Chí Phèo vừa rạch mặt, vừa kêu làng, chúng ta càng thấm thía một sự thực: nhà tù của chế độ thực dân  đã làm tha hoá biến chất con người lao động một cách khủng khiếp.

- Về phía bọn thống trị, kẻ thủ phạm mà hiện thân là Bá Kiến, qua cảnh này và cũng là cảnh đầu tiên Bá Kiến xuất hiện trước người đọc. Quan sát việc lão ứng xử với Chí Phèo, chúng ta thấy Bá Kiến hiện nguyên hình là một tên cường hào, địa chủ, một tên cáo già lọc lõi, lắm mưu nhiều kế và rất thâm hiểm. Sự ngọt ngào và cách cư xử khôn khéo của cụ Bá đã xoa dịu được cơn giận của Chí Phèo làm cho "Chí Phèo mềm nhũn". Chí Phèo từ chỗ hung hăng xông đến nhà Bá Kiến tuyên bố quyết liều chết với bố con lão, đến chỗ "hả hê ra về", trở thành chỗ đầy tớ tay chân cho Bá Kiến.

- Hiện tượng nói trên cũng là một hiện tượng khá mỉa mai chua sót mà có thật trong xã hội cũ. Nhiều người

lao động bị áp bức khi đã trở thành lưu manh thì chỉ biết phản ứng một cách mù quáng, liều lĩnh và dễ bị bọn thống trị mua chuộc lợi dụng. Vạch ra được điều đó chứng tỏ ngòi bút của Nam Cao thật giàu tính hiện thực.

(Ý II Lần thứ hai):

a - Sau khi hết tiền uống rượu, đến mua quỵt bà hàng rượu, Chí Phèo lại ngật ngưỡng say đến nhà Bá Kiến tuyên bố "đến để đòi nợ cụ Bá". Gặp Bá Kiến, với điệu bộ gần như hiền lành, Chí Phèo xin cụ Bá "cho con đi ở tù" và nếu không được "thì con phải đâm chết dăm ba thằng để được đi ở tù". Bá Kiến đã xúi Chí Phèo đến nhà Đội Tảo để đòi món nợ 50đ cho cụ Bá. Chí Phèo nhận đi ngay. May "Đội Tảo ốm liệt giường", các bà vợ đã bí mật giấu chồngđưa chơ Chí Phèo. Thế là "Chí Phèo vênh vênh ra về, hắn thấy oai thêm bậc nữa. Hắn tự đắc: anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta". Bá Kiến đưa cho Chí Phèo 5đ và một vườn chuối vừa mới cắm thuế của một người trong làng. Thế là từ đây, Chí Phèo mặc nhiên trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến.

b - Về phía nạn nhân: ở lần gặp gỡ này, ta thấy tính cách Chí Phèo đã có một bước biến đổi. Đó là Chí Phèo càng dấn sâu vào con đường lưu manh và trở thành công cụ lợi hại cho lão cường hào cáo già độc ác. Nhưng mặt khác trong lời cầu khẩn của Chí Phèo: "Xin cho đi ở tù...đi ở tù còn có cái mà ăn, bây giờ về làng, một thước đất cắm dùi cũng không có chả làm gì nên ăn", ta có thể thấy trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo luôn luôn chất chứa một nỗi xót xa cho thân phận mình. Qua chi tiết này, tác phẩm cũng đã nói lên được tình trạng cùng cực không có lối thoát của người nông dân lao động nghèo. Ở tù về, tứ cố vô thân, vô điền thổ, cảnh ngộ đã đẩy người dân vào vòng tội lỗi.

c - Về phía bọn thống trị: Cũng ở lần gặp gỡ thứ hai này, bản chất gian hùng, nham hiểm của con cáo già Bá Kiến đã được tô đậm thêm một mức nữa. Khi biết được Chí Phèo đến để xin đi ở tù, và nếu không được thì sẽ đâm chết dăm ba thằng, con cáo già đó đã có một giải pháp rất cao tay. Bằng một vài lời khích bác nhẹ nhàng, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào một cái bẫy: mượn tay Đội Tảo để giết Chí Phèo và ngược lại. Đó là một thủ đoạn rất gian hùng. 

(Ý III: Lần thứ ba):
1 - Lần này Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với một tâm trạng đặc biệt, khác hẳn hai lần trước. Đó là khi bị Thị Nở cự tuyệt, hắn lại uống rượu và rồi xách dao ra đi. Hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như dự định ban đầu, mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Dưới chân Chí Phèo hôm nay, không hẵn là bước chân của kẻ say rượu, mà đúng là bước chân của kẻ vừa say, vừa tỉnh. Chí Phèo tỉnh vì ý thức nhân phẩm đã trở về. Tình yêu thương mộc mạc và chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của Chí Phèo "Hắn thèm lương thiện. Hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!" Câu trả lời của Thị Nở sẽ quyết định số phận của hắn: được công nhận quyền làm người hay mãi mãi bị đày đoạ trong kiếp sống thú vật? Chí Phèo hồi hộp hy vong. Nhưng cánh cửa hy vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô của Thị Nở không cho Thị đâm đầu dđ lấy một thằng đã bị xã hội khai trừ. Mọi người đã quen coi Chí Phèo là con quỹ dữ từ lâu rồi. Hôm nay, linh hồn Chí Phèo đã trở về, nhưng mọi người không nhận ra. Thế là Chí Phèo rơi vào một tấn bi kịch tinh thần đau đơn: Thèm lương thiện mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt.

- Quặn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp cả nhân tính lẫn nhân hình của mình là Bá Kiến. Nên hôm nay Chí Phèo ra đi với sự thôi thúc của lòng căm thù, của thái độ kiên quyết đòi lại gương mặt và tâm hồn đã bị xã hội cuớp mất. Trước Bá Kiến, lần này Chí Phèo có một tư thế và cách nói năng chững chạc, quyết đoán và chủ động hơn. Bá Kiến ngạc nhiên đến sửng sốt: "Thôi cầm lấy vậy! Tôi k hông còn hơn". Chí Phèo lại vênh mặt lên, nói một cách rất kiêu ngạo: "Tao đã bảo tao k hông cần tiền". Bá Kiến nói mỉa mai và hỏi Chí: "Giỏi! Hôm nay mới thấy anh k hông đòi tiền. Thế thì anh cần gì?". Chí Phèo dõng dạc nói: "Tao muốn làm người lương thiện”. Bá Kiến lại mỉa mai “Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ”. Chí Phèo lắc đầu: "Không được! Ai cho tao lương thiện?""Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?

Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ còn một cách...". Chỉ còn một cách, đó là Chí Phèo "Xông vào văng dao tới....vừa chém túi bụi vừa k êu làng thật to". Và sau khi giết Bá Kiến, hắn đã quay lại tự kết liễu cuộc đời mình "Hắn giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi".

3 - a- Hành động giết Bá Kiến hôm nay của Chí Phèo không phải là hành động giết người của một Chí Phèo lưu manh, mà là hành động lấy máu rửa hờn của một người nông dân đã thức tỉnh về quyền sống. Như thế là Nam Cao đã nhìn thấy dưới đáy tâm hồn con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn chưa tắt hết ngọn lửa căm thù giai cấp. Khám phá ra điều ấy chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất tinh đời. Giết xong Bá Kiến, Chí Phèo cũng quay lại tự sát. Bởi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng kiếp sống thú vật nữa. Chí Phèo không chịu trách nhiệm về cái chết của mình, mà suy cho cùng thủ phạm chính là Bá Kiến, là toàn bộ cái xã hội thực dân phong kiến bất công tàn bạo vô nhân đạo lúc bấy giờ. Cái chết của Chí là một bản kết tôi sâu sắc cái xã hội đã bức tử sự sống, dồn ép sự sống.

b- Phản ứng quyết liệt dữ dội của Chí Phèo trên đây cho thấy hình như đằng sau những luỹ tre xanh tưởng như thanh bình yên ả:

"Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng


Lúa thì con gái mướt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

Ngào ngạt ong bay bượn lượn vòng"

(Nguyễn Bính)

vẫn luôn luôn tiềm ẩn mâu thuẩn giai cấp gay gắt nghìn đời giữa người nông dân và địa chủ. Mối mâu thuẩn ấy không thể điều hoà, càng nén nó xuống thì càng bùng lên dữ dội. Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nam Cao đã phát hiện ra cái quy luật ấy.

4 - Sau khi Chí Phèo chết, chắc gì hiện tượng Chí Phèo đã chấm dứt? Chi tiết kết thúc câu chuyện thật có ý nghĩa: Khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thấy thoáng hiện ra "Cái lò gạch cũ bỏ k hông, xa nhà cửa, và vắng người lại qua". Rất có thể từ cái lò gạch ấy, một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó lại ra đời để nối nghiệp. Điều đó chưa có gì đảm bảo. Nhưng có điều chắc chắn là chừng nào ở nông thôn, còn có bọn cường hào thì chừng ấy còn nảy sinh ra hiện tượng Chí Phèo. Giá trị hiện thực sâu sắc và độc đáo của ngòi bút Nam Cao còn được thể hiện từ cái quy luật nghiệt ngã đó.

5 - Tóm lại ba lần "gặp gỡ" giữa Chí Phèo và Bá Kiến là những lần đụng đầu quyết liệt giữa hai tính cách kể thống trị và người áp bức, bị đầy đoạ đến mức không còn là người nữa. Tác phẩm đã phản ánh được một vấn đề quan trọng bức xúc trong đời sống hiện thực nông thôn thời ấy: xã hội phong kiến thực dân đã đầy đoạ làm tha hoá con người. Và khi ý thức nhân phẩm đã trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt, để phải tự huỷ diệt cuộc sống của mình. Nam Cao đã vạch trần được tội ác khủng khiếp đó và lên tiếng kêu cứu nhằm bảo vệ lấy nhân phẩm của con người, hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính. Nam Cao đồng cảm và chia sẽ với những nạn nhân đau khổ đồng thời tìm thấy dưới đáy tâm hồn tưởng như u mê cằn cỗi vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm; vẫn cháy bỏng một niềm khát khao được sống lương thiện.

Kết luận:Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo vừa độc đáo, vừa sâu sắc, vừa mới mẻ,vừa rộng lớn của tác phẩm "Chí Phèo". Vì thế "Chí Phèo" xứng đáng là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Kenhdaihoc.com cảm ơn bài viết của giáo viên Nguyễn Quang Ninh
Read more…

Ôn thi ĐH- Bài thơ tây tiến - Quang Dũng

19:34 |
ÔN THI ĐẠI HỌC BÀI TÂY TIẾN - QUANG DŨNG (Phân tích bài thơ Tây Tiến)

Xem thêm
Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích khổ thơ sau trong bài "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng
Phân tích "Tây Tiến" của Quang Dũng

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) :
Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa
Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ



Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

BÀI THAM KHẢO

Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”… Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947. Thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Đoạn thơ ta đang phân tích là đoạn thơ thứ hai trong bài Tây Tiến.

Bốn câu đầu, nhà thơ mang đến cho người đọc không khí tươi vui của đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

“Doanh trại” là nơi đóng quân của Tây Tiến cũng là nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến. Từ “Bừng” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa. Đêm rừng núi thành đêm hội. Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa” (“Đuốc hoa” là hoa chúc – cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn) . Ở đây, “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ . “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã. Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan: “Nhớ sao lớp học i tờ/ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”. Có thể hình dung đêm hội mà Quang Dũng viết trên đây như một đám cưới tập thể.

Từ “Kìa em” trong câu thơ thứ hai thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ. Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên tr­ước vẻ đẹp ấy. Em trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phư­ơng xa. Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ. Cũng có thể hiểu người lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ.

Ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn “man điệu”. Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hoá của những con người nơi đây. Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những ngư­ời lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ . Chính vì thế mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn thơ”. Từ đó, ta có thể thấy được rằng các chiến sĩ của chúng ta dù trong những giờ phút vui vẻ, thoải mái nhất thì tâm hồn của họ vẫn luôn hướng về lí tưởng cách mạng cao đẹp.

Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:
Ngư­ời đi Châu Mộc chiều s­ương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng ng­ười trên độc mộc

Trôi dòng n­ước lũ hoa đong đưa.

So với bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hoà hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì bốn dòng thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương ... Một không gian bảng lảng khói s­ương như­ trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hoá. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây ko phải là sương lấp, sương che hay sương phủ mà là ''Người đi Châu Mộc chiều sương ấy''. Nó gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ ''ấy'' làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỷ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng!

Đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sư­ơng khói hiện lên nh­ư một miền cổ tích. Có lẽ chất họa sĩ của Quang Dũng đã ăn vào thơ ở đoạn này. Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.

Sông nước hoang dại như một bờ tiền sử, bên bờ lau lách và tác giả đã cảm nhận những cánh lau qua hai từ vô cùng tinh tế, đó là ''hồn lau''... gợi cảm giác hoang vắng, tĩnh lặng, giàu chất thơ sâu lắng vừa có chút gì đó thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi. “Nẻo bến bờ” có nghĩa là : nẻo – lối đi. Nẻo bến bờ là nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau. “Hồn lau” - những cây lau không còn vô tri vô giác mà có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy.

“Ngàn lau cười trong nắng


Hồn của mùa thu về

Hồn của mùa thu đi

Ngàn lau xao xác trắng”

(Chế Lan Viên)

Không gian nên thơ ấy làm nền cho ngư­ời thơ xuất hiện: Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Băc hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường: ''Có nhớ dáng người trên độc mộc''. Điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. Độc mộc là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. Dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông , vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhoà...

Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ. Những cánh hoa rừng ko bị ''dồi lên dập xuống'' mà là “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa''. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: Cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc.

Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy” luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi. Tất cả đã tạo nên một bài thơ hay và giàu giá trị.

Tóm lại, tám câu thơ của khổ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên , con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ , thơ mộng , trữ tình . Chất nhạc , chất hoạ , chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp .Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại , tinh tế , uyển chuyển . Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa , lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ .
Kenhdaihoc.com cảm ơn bài viết của giáo viên PHAN DANH HIẾU, Biên Hòa, Đồng Nai
Read more…

Suy nghĩ của em về câu nói " Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm"

19:25 |
Suy nghĩ của em về câu nói " Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm".
Xem thêm

BÀI LÀM
Mở bài:
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.

Thân bài:

1. 
Giải thích

Hoa hồng
 là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi.

2. 
Chứng minh tính tích cực của câu ngạn ngữ: 
Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu - trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.


Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó.

Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác.


Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người.


Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống.

Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng.

3. Bài học nhận thức và hành động.
Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy?

Kết bài:

Với bản thân tôi,
 được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết:

Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường tro bón đấtSống là cho, chết cũng là cho
Kenhdaihoc.com rất cảm ơn bài viết của thầy giáo Phan Danh Hiếu- Biên Hòa- Đồng Nai
Read more…

Nghị luận - Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

19:15 |
ĐỂ RA: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”
Xem thêm
Những bài nghị luận văn học lớp 12 (Phần II)
Những bài nghị luận xã hội lớp 12 ( Phần I )

HƯỚNG DẪN

I. Mở bài


Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó đúng chăng ?

II. Thân bài

1. Giải thích:


- Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.

- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

2. Bàn luận
- Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa : Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ngưỡng mộ các doanh nhân thành đạt mình có thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình. Nói chung, ngưỡng mộ thần tượng giúp ta sống nhân bản hơn. Ông Đoàn Nguyên Đức, người giàu nhất Việt Nam từng thi rớt ĐH đến 4 lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam.

- Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi . Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.

- Mê muội thần tượng là một thảm họa : Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ Braxin là Ronandinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junio biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều Fan cuồng đã khóc lóc, ngất xỉu… Đó còn là cách ăn mặc dị hợm, cách đi đứng, cách để tóc của một bộ phận giới trẻ thật chẳng giống người chút nào.

- Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

3. Bài học nhận thức và hành động :

- Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

- Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

III. Kết bài
Mỗi người có một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chin chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.
Read more…

Ôn thi ĐH - Nghị luận - Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân

18:58 |
Đề ra: Có anh A và anh B sinh ra trong hai gia đình khác nhau. Cả hai đều có một người bố nghiện ngập. Sau này anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B lại là phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi “Điều gì khiến anh lại trở nên như thế ?”. Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời “Có một người cha như thế nên tôi phải như thế”.
Anh /chị hãy trình bày sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân.
BÀI LÀM
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách. Có người sinh ra trong môi trường gia đình không mấy tốt đẹp rồi anh ta cũng trở thành bản sao của sự không tốt đẹp ấy. Nhưng cũng có người vượt qua được hoàn cảnh để trở thành con người có ích cho xã hội. Câu chuyện kể về hai nhân vật A và B đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Câu chuyện về hai nhân vật A và B có chung một hoàn cảnh: cả hai đều có một người cha nghiện ngập. Tuy nhiên sau này anh A lại trở thành con người có ích cho xã hội là người tiên phong trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình . Còn anh B lại trở thành bản sao của người cha nghiện ngập. Vấn đề được đặt ra trong câu hỏi của nhà xã hội học là “Điều gì khiến anh lại trở nên như thế ?”. Và câu trả lời của cả hai là “Có một người cha như thế nên tôi phải như thế”. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân con người.

Gia đình là gì ? Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn. Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, yêu thương, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Và người làm cha làm mẹ trong gia đình là tấm gương mẫu mực của con cái. Nói đúng hơn là mỗi thành viên phải là tấm gương sáng cho nhau. Nếu như gia đình có người cha người mẹ luôn yêu thương, chở che và giáo dục tốt cho con cái thì đứa con lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ví như nhà thơ Tố Hữu sinh trưởng trong gia đình Nho giáo, sau này Tố Hữu trở thành nhà Cách mạng , nhà thơ lớn của dân tộc. Mạnh Tử người Trung Quốc tuy mất cha từ nhỏ nhưng thường xuyên được mẹ nghiêm khắc chỉ bảo, dạy nhiều điều hay lẽ phải. Sau này Mạnh Tử trở thành triết gia lỗi lạc của Trung Hoa. Nhiều học sinh ở nông thôn, nhà nghèo khó nhưng nhìn vào sự vất vả của mẹ của cha mà họ đã cố gắng học tập thật tốt trở thành thủ khoa của các trường Đại Học.

Tuy nhiên, cũng có những con người sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục tốt nhưng bản thân họ lại là những kẻ tội đồ của xã hội. Ví dụ như Nguyễn Đức Nghĩa ở Hải Phòng có bố là sỹ quan quân đội, mẹ là giáo viên. Nhưng bản thân anh ta lại là kẻ giết người tàn độc (Vụ án xác chết không đầu năm 2010 tại Hà Nội). Nhiều học trò ỷ vào việc gia đình giàu có nên ăn chơi lêu lổng để rồi đánh mất cả tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh những gia đình hạnh phúc thì còn có những gia đình chưa thật sự hoàn hảo, đây đó vẫn còn có những thành viên trong gia đình còn có những khuyết điểm nặng nề. Quả đúng như vậy, nếu gia đình có người cha người mẹ có nhiều thói xấu thì những đứa con trong gia đình chắc chắn sẽ ảnh hưởng những thói xấu của cha mẹ. Ví như câu chuyện của nhân vật B trong câu chuyện kể ở trên hoặc câu chuyện của thằng Phác trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Do sống trong hoàn cảnh có người cha luôn bạo hành mẹ nên nó cũng trở thành kẻ máu lạnh ngay từ lúc còn nhỏ. Phác dùng thắt lưng và cả dao nhọn để đánh lại cha mình. Đa số tội phạm vị thành niên đều có nguồn gốc xuất thân từ những gia đình có bố mẹ ly hôn hoặc bố mẹ làm nghề lao động tự do.

Nhưng cũng cần nhận thức được điều này: gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách nhưng không phải lúc nào con người cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ở trường hợp của nhân vật A là điển hình nhất. Tuy có người cha nghiện ngập nhưng anh A vẫn vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của gia đình để trở thành con người có ích cho xã hội. Như vậy, gia đình chỉ tác động một phần đến sự hình thành nhân cách của con người chứ không phải là tất cả. Cuộc đời của mỗi con người, nhân cách của mỗi con người là phụ thuộc vào chính bản thân họ.

Qua câu chuyện trên ta thấy được vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người là rất quan trọng. Và bao giờ gia đình cũng có tác động hai mặt đến mỗi thành viên. Mỗi con người chúng ta cần tích cực thay đổi bản thân mình để phù hợp với hoàn cảnh. Và dù trong mọi hoàn cảnh chúng ta cũng cần phải chọn cho mình một lối đi phù hợp chứ không phải gió chiều nào ngả theo chiều ấy. Cũng cần bảo vệ gia đình , lên án thói bạo hành gia đình. Vì một xã hội tốt đẹp hãy cùng nhau xây dựng gia đình lành mạnh, văn hóa.
NGUỒN THẦY PHAN DANH HIẾU
Read more…

Văn học có tính nhân đạo hóa con người

00:26 |

Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ...
Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong.
Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính.

Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Còn Goethe thì nói: “Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật.
Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…Và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.


Chính nhà văn Xô viết V.Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giản dị chân thành: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người” với Huygo thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm người…Những tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ghê tởm … Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người.
Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý:

Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học nhân loại quả là những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con nguời. Có những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng…

Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính . “Những người khốn khổ” của Hugo, “ Sống lại” của L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người.

Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.

Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế.

Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với một cuộc sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn.
Nếu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một “chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng” với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi “tàn nhẫn của hắn” đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm.
Chính bản thân tác phẩm "Đời thừa" đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hằng mong mỏi. “Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần người hơn”. Những giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao.

Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc.
Đọc “Đời thừa” ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở “Lão Hạc” cũng vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú “người với người là chó sói”). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất những nét đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn.

Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tâm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân, có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi muôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái hơn.

Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ẩn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng “nhân đạo hóa” con người. Nói “khả năng” vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đấy, nhằm cứu vãn con người. Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết:

“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri âm, những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?

Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuổi hiện nay:

Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em giữ “Truyện Kiều” theo.
(Chế Lan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)

Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ.

Nói như Gorki :“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phải tôn trọng con người”.

Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của g của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đebuồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy tà truyện với môcon người, biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu của quá trình ‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì hạnh phúc của con người.

Sưu tầm!

Read more…

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương

00:17 |

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương (Bài tuyển chọn)


“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”

Xem thêm

Dàn ý: Nghị luận xã hội về TÌNH BẠN
Nghị luận xã hội về Tình bạn
Nghị luận xã hội về đức tính trung thực


Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng.

Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa. Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.

Một thực trạng đau lòng khác là nhiều vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Sưu tầm!
Read more…

Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc

00:10 |

Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc (Văn tuyển chọn)

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều dó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quân hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.
Xem thêm: Tiền bạc và hạnh phúc

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tieu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc ,ở ,đi lại.... Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy trì sư sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều kiện tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút và kéo theo đó là rất nhiều hệ luỵ, việc khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo.
Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trị tinh thần khi có tiền. Chúng ta có thể tổ chức đi chới vào những ngày cuối tuần, hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại, xem phim.... phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những hoạt động đó.

Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần thiết của cuộc sống. Dường như đồng tiền đẽa một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều coa nững nhu cầu thiết yếu cho gia đình, và cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi tiêu sao cho hợp lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần có một chiếc xe máy dể đi làm, với những gì cô có, chỉ có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang trọng, đắt tièn nhueng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó là những sinh viên con nhà giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng........

Nhưng dù có nhiều tiền hay ít tiền, với nhu cầu của bản thân, với một sự tính toán, cân đối thì chúng ta có thể thoả mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa thật sự hài lòng.Tiền bạc là một điều kiện cần của cuộc sống, của hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có rất nhiều người chỉ biết kiếm tiền, họ chỉ mải làm, tiền đối với ho chẳng bao giờ là đư nhưng họ lạ không quan tâm, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình không có được hạnh phúc thực sự rthì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền họlàm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần,được vui chơi, được hoà mình vào cuộc sống, đó là điều kiện cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển.


Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ của hạnh phúc. Khi thức tỉnh lòng mình, có ước mơ nhưng đồng ý tiếp nhận, biết trân trọng và yêu thương những gì mình có, chấp nhận những gì mình không thể có, cód một nhận thức rõ ràng về đông tiền, lúc đó, chúng ta đã có được hạnh phúc.Trong xã hội Việt Nam xưa và bây giờ vẫn còn tồn tại những quan niệm sai trái về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:

“ Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”
Trong cái xã hội cũ đó, đồng tiền như một thế lực vạn năng. Hạnh phúc của con người có thể đem ra mua bán bằng những giá trị đồng tiền. Còn ngày nay lại coa rất nhiều người không biết quý trọng đồng tiền, sinh ra những thói hư, tật xấu: lười biếng, hư hỏng, trì trệ......... Cái gì cũng đã có, không phải làm gì, không ai hướng dãn, hộ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền có thể đem tới, có những thứ cần phải có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí, họ không thể có được hạnh phúc. Họ không nghe nhạc để biết thế nào là bản nhạc hay, họ không biết đọc báo để biết ai sướng, ai khổ, họ không có thời gian để nói chuyện tâm tình thật lâu, hật sâu để hiểu về một người bạn, để hiểu thế nào là một tình bạn........

Và khi có được tất cả, trừ những cái mới như ma tuý, thuốc lắc, ....... thì họ sẽ thử. Họ có thể vui khi làm được điều đó, họ có thể hạnh phúc nhưng bố mệ họ chắc chắn không hạnh phúc, những người thân của họ chắc chắn không hạnh phúc và cái hạn phúc của họ chỉ là nhất thời. Như vậy những quan niệm sai trái về ý nghĩa của tiền bạc và hạnh phúc cần phải phê phán, bác bỏ và hướng họ tới những quan niêm tốt đẹp, cho họ biết giá trị của cuộc sống và làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự.

Tiền bạc và hạnh phúc? Tiền bạc giúp cúng ta thoả mãn nhu cầu về vất chất, một phần nào đó giúp chúng ta đáp ứng về tinh thần. Còn hạnh phúc là sự thoả mãn về nhu cầu ấy. Với tôi, hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vất chất mà đồng tiền mang đến, quan trọng là sự nâng niu, trân trọng cuộc sống mà chúng ta có mà thôi.

Sưu tầm!
Read more…