Hướng Dẫn Sử Dụng Google Webmatter Tool
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
Đối với cộng đồng webmatter thì công cụ webmatter tool và google analytics là không thể thiếu được khi quản lý website, nhưng để sử dụng thành thạo công cụ này không phải là ai cũng biết, đây là 2 công cụ miễn phí tốt nhất của google nếu bạn không sử dụng 2 công cụ này thì đó là một thiệt thoài lớn cho site của bạn. Khi biết tận dụng công cụ này để tối ưu website của các bạn thì site bạn sẽ được cải thiện khá là đáng kể vị thứ trên top google.Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng công cụ webmatter tool đầy tiện ích, còn về google analytics bạn có thể tham khảo tại bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Phân Tích Website
Ở công cụ webmatter tool mình sẽ hướng dẫn cho các bạn 6 cách tối ưu website để cải thiện lượng khách viếng thăm website của bạn. Nếu bạn chưa cài đặt Google Webmaster Tool cho website của mình thì đây là lúc bạn hãy bắt đầu ngay lập tức. Bạn hãy tiến hành theo các bước sau:- Đăng nhập vô tài khoản google gmail của bạn.
- Tiếp đó, bạn vào Webmaster Tools https://www.google.com/webmasters/tools/ tại đây và click vào Add a site
- Nhập mã URL website của bạn vào > Continue
- Xác thực website của bạn bằng cách sử dụng 1 trong 4 cách sau:
+ Tải 1 file nhỏ đến host chứa website của bạn + Thêm 1 đoạn tag html vào homepage của site của bạn + Log in với cung cấp domain (tên miền) của bạn + Hoặc sử dụng công cụ Webmaster tools để kiểm tra xác thực mã Google Analytics- Chú ý rằng sau khi submit sitemap, ban có thể cần 1 tuần để Google có thể thu thập dữ liệu về website của bạn. Sau đây là 6 cách:
1. Để Google Biết Đến Site Của Bạn:
Nếu bạn vừa tạo một website và muốn thúc đẩy nó đươc đánh chỉ mục (index) nhanh chóng, hãy tạo lập một sitemap cho website của bạn, còn bạn nào dùng blog thì có thể tạo sitemap cho blog của bạn. Sitemap là 1 tập tin (file) XML có chứa link bài viết trên site của bạn, ở đó bạn cho các công cụ tìm kiếm biết rằng site của bạn có các page và các page đó được update thường xuyên hay không.Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy cài đặt 1 plugin miễn phí như Google XML Sitemaps http://wordpress.org/plugins/google-sitemap-generator/ để tự động khởi tạo một sitemap cho website của bạn. Cách khác là, bạn có thể dùng các generators như XML-Sitemaps.com http://www.xml-sitemaps.com/ để thiết lập một file cho bạn và upload nó lên serve.
Vài ngày sau, bạn có thể nhận được số liệu thống kê chỉ ra con số các URL được submit thông qua sitemap và các con số của URL đã được index trên Google.Hãy chú ý theo dõi thường xuyên sitemap của bạn để quan sát các cảnh báo. Lấy ví dụ, khi bạn nhìn thấy một sự tụt dốc đột ngột ở các URL được index, thì nghĩa là site của bạn có vấn đề và bạn có thể sẽ nằm trong sổ đen của Google. Các cảnh báo thường được ghi chú dưới biểu đồ.
2. Thường Xuyên Kiểm Tra và Sửa lỗi 404 Error Để Cải Thiện Site
Đây là một lỗi rất khó chịu mà khách truy cập thường gặp phải khi họ muốn vào một page nào đó trong site của bạn hoặc page nào đó được link ngoài site của bạn. Khi lỗi này xảy ra, Google Webmaster Tool sẽ giúp bạn. Bạn hãy nhìn vào mục Health > Crawl error. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy 1 biểu đồ và báo cáo các lỗi trên site của bạn. Click vào Not Found khi đó bạn sẽ thấy báo cáo lỗi 404.Lỗi 404 xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu gồm:- Bạn quên tạo lập hoặc chuyển hướng (redirect) các page sau khi bạn thiết kế lại website
- Các website liên kết ngoài thay đổi tên miền (domain) mà không được chuyển hướng
- Đánh lỗi URL
- Website của chính bạn hoặc các site liên kết ngoài bị lỗi khi khách truy cập bấm link.
- Khi bạn bị mất một số bài viết nào đó có thể bạn tự ý xóa, bị virus hoặc là bị hack...
Lỗi này bạn khó có thể mà phòng ngừa tất cả các lỗi 404, đặc biệt là trên các website khác. Nhưng bạn có thể kiểm tra và sửa chúng để tránh khách truy cập vào các page lỗi hãy các link gãy.
3. Thúc Đẩy SEO On-Page. Bạn có chắc là site của mình đã được tối ưu hóa một cách phù hợp trên các công cụ tìm kiếm chưa? Hãy nhìn dưới mục Optimization > HTML Improvements. Ở đây, bạn sẽ thấy một báo cáo có các thông số tối ưu hóa ở trên site của bạn. Click vào từng mục để hiểu các lỗi phát sinh và cách sửa chữa. Hãy bắt đầu với các vấn đề với thẻ tittle (tittle tag) vì đây là một trong những nhân tố mạnh nhất giúp bạn tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Sau đó bạn kiểm tra đến thẻ meta và các lỗi khác.
4. Cải Thiện Nội Dung Website Bằng Câu Hỏi Tìm Kiếm.
Nếu như các công cụ Google Analytics có thể cho bạn thấy được keyword nào được tìm kiếm nhiều nhất bởi người đọc, Webmaster Tools có thể giúp bạn biết làm cách nào giúp site của bạn tạo được ấn tượng trên công cụ tìm kiếm. Hãy nhìn vào mục Traffic > Search Queries để tham khảo thông tin này.Khi bạn thấy các bài viết cùng các từ khóa tương ứng, hãy bấm vào keyword đó. Sau đó bạn sẽ nhìn thấy thông số như số lượt hiển thị, số lượt click và tỷ lệ CTR được hiển thị chi tiết giúp bạn tìm ra các cách để nâng cao nội dụng. Việc này giúp bạn theo 2 cách sau:- Bạn cũng có thể vào thăm page đó để xem liệu các thẻ meta và tittle có thể được cải thiện nhằm tăng lượng click tìm kiếm không.
- Hay bạn cũng có thể tạo nhiều bài content liên quan đến keyword đó nhằm tăng tỷ lệ CTR với các bài viết mới
5. Kiểm Tra Phát Hiện Link Xấu Đến Site Bạn. Từ tháng 4 năm 2012 thì Google đã công bố một thuật toán mới nhằm tìm kiếm các website có profile link không tự nhiên. Những website được cho là chứa backlink không tự nhiên gồm các site sử dụng tối ưu hóa nhiều anchor text, mua, trao đổi link, hay spam link. Các site này được Google gửi lời cảnh báo thông qua Webmaster tool hay thông báo là bị phạt do phạm các điều khoản của Google.
Khi bạn nhận được các cảnh báo hay thông báo phạt, khi đó Webmaster Tool được coi là một nơi tốt giúp bạn phát hiện ra các link xấu nối đến site của mình. Nhìn vào mục Traffic > Links to Your Website. Khi đó bạn sẽ thấy được site nào link đến site của bạn nhiều nhất.Tại đây, bạn nhìn thấy các tên miền nối đến site của bạn, số lượng link mà domain đó liên kết đến site của mình và có bao nhiêu page từ domain đó được link đến.Ví dụ: nếu một domain nào đó có 1000 page liên kết đến site của bạn, lúc đó cho thấy website đó liên kết toàn site với website của bạn, đó có thể là link footer hay blockroll. Mà khi có quá nhiều liên kết footer, nó sẽ chứng tỏ site của bạn có nhiều link không tự nhiên.
Khi truy cập site nào đó mà thấy nó không phù hợp hay liên quan site của mình, bạn có thể bỏ các link đó. Hãy thu dọn các link xấu trước khi Google hỏi thăm bạn.
6. Loại Bỏ Các Sitelinks Không Cần Thiết.
Sitelinks là những trang con hiện bên dưới site chính của bạn khi ban gõ Google. Các nhà làm web không thể kiểm soát sự xuất hiện của sitelink nhưng điều họ có thể làm là kiếm soát các link nào mà họ không muốn cho xuất hiện lên.
Bạn vào mục Configuration > Sitelinks. Tại đây,bạn sẽ paste các page mà bạn không muốn cho xuất hiện ở sitelink khi tìm kiếm nữa. Sau đó bạn bấm Demote để dành chỗ cho các page quan trọng hơn.mình đã liệt kê 6 cách tối ưu hóa website bằng Google Webmaster Tool trên đây, đây là những điều mà mình tâm đắt nhất về công cụ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc quản lý website.Rất mong được sự góp ý của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Tags:
Seo BlogSpot
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét